
-
Yêu cầu báo cáo về Quỹ bình ổn, cấp phép kinh doanh xăng dầu
-
Vĩnh Hoàn góp thêm 50 tỷ đồng vào doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản nội địa
-
Sản xuất chịu nhiều áp lực bởi giá nguyên nhiên liệu leo thang
-
Ban hành khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không
-
Ngành hàng không đang tăng trưởng mạnh mẽ -
Xuất khẩu gạo nửa cuối năm vẫn "sáng"
![]() |
Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai vừa hoàn thành công tác sửa chữa, cải tạo chiều sâu, xử lý nút thắt công đoạn lò nung clinker tại dây chuyền sản xuất, với kết quả hơn cả mong đợi, việc tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào giảm đi đáng kể.
Hoạt động đầu tư sửa chữa, cải tạo chiều sâu này đã giúp tăng năng suất lò nung lên khoảng 300 tấn clinker/ngày so với trước cải tạo (tương đương 100.500 tấn clinker/năm), tăng 600 tấn clinker/ngày so với năng suất thiết kế (201.000 tấn clinker/năm); giảm tiêu hao nhiệt cho sản xuất clinker khoảng 45 kcal/kg; giảm trên 2 kWh/tấn clinker. Sử dụng hiệu quả than có phẩm cấp thấp, đặc biệt trong thời điểm khó khăn về nguồn cung than hiện nay.
Ông Nguyễn Ngọc Tình, Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất Vicem Hoàng Mai cho hay, toàn bộ thiết bị cho sửa chữa, cải tạo chiều sâu, xử lý nút thắt đều được gia công, chế tạo 100% trong nước, từ đó góp phần giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ. Tổng mức đầu tư sơ bộ trên 70 tỷ đồng, dự kiến thu hồi vốn sau hơn 1 năm.
Với dự án này, hiệu quả tiết kiệm tài chính cho nhà máy sẽ đạt khoảng 50 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, việc thực hiện thành công chương trình cũng mang lại hiệu quả lớn về bảo vệ môi trường. Hệ thống lò nung sau cải tạo rất phù hợp cho việc sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế.
Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn cũng đạt được thành quả bước đầu trong việc sử dụng các chất thải rắn công nghiệp thông thường (phế thải giày da, may mặc, nylon, nhựa, cao su, mùn cưa...) làm nhiên liệu thay thế.
Năm đầu tiên hoạt động (năm 2020), tỷ lệ sử dụng rác làm nhiên liệu thay thế than cám tại nhà máy đạt 8-10%, khối lượng xử lý bình quân 110 -130 tấn rác/ngày, tổng khối lượng rác đã sử dụng là 40.300 tấn. Đến năm 2021, Công ty đã tối ưu hóa hệ thống, nâng tỷ lệ đốt rác lên 21- 22%, khối lượng xử lý bình quân gần 300 tấn/ngày, tổng khối lượng rác thải đã xử lý trong năm là 92.500 tấn rác công nghiệp các loại và 52.800 tấn bùn thải, mang lại hiệu quả kinh tế hơn 60 tỷ đồng.
Đầu năm 2022, đơn vị này cũng thử nghiệm vận hành đồng xử lý chất thải nguy hại, khối lượng xử lý tăng thêm 1.400 tấn 1 tháng.
Thời gian tới, Vicem Bút Sơn đẩy mạnh triển khai với mục tiêu đạt tỷ lệ thay thế nhiệt lên đến 40 - 50%, sử dụng chất thải đa dạng, nâng cao tỷ lệ sử dụng bùn thải kết hợp xử lý chất thải nguy hại, đẩy mạnh sử dụng tro xỉ, thạch cao nhân tạo.
Tại lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) và Công ty TNHH Thyssenkrupp Industrial Solutions Việt Nam về nghiên cứu tận dụng rác thải thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất xi măng mới đây, Tổng giám đốc Thyssenkrupp Industrial Solutions Việt Nam, ông Lukas Schoeneck nhấn mạnh, để ngành xi măng trở nên sạch hơn, trong khi giá than ngày càng tăng cao, doanh nghiệp cần tăng sử dụng chính rác thải để sản xuất clinker, tiến hành thu hồi khí CO2 thải ra ngoài môi trường trong quá trình sản xuất.
Đó là lý do VIBM sẽ cùng Thyssenkrupp Industrial Solutions Việt Nam hợp tác nghiên cứu và ứng dụng nhiên liệu thay thế để tận dụng rác thải và chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất xi măng; triển khai công nghệ hệ thống thu hồi nhiệt khí thải trong sản xuất clinker; ứng dụng công nghệ giảm phát thải CO2 bằng phương pháp tăng tỷ lệ thay thế clinker trong sản xuất xi măng; ứng dụng công nghệ giảm phát thải trong quá trình sản xuất xi măng bằng phương pháp thu hồi carbon.
Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định, quan điểm phát triển ngành công nghiệp xi măng là tiết kiệm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh sử dụng tối đa các chất thải, phế thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia cho quá trình sản xuất.

-
Ngành hàng không đang tăng trưởng mạnh mẽ -
Xuất khẩu gạo nửa cuối năm vẫn "sáng" -
Khơi thông nguồn lực khoáng sản, bắt đầu từ tư duy trong sửa luật -
Đề nghị giảm một loạt loại phí để gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải -
Bộ ba GGV Capital, Do Ventures, Nextrans tiếp tục rót 2,4 triệu USD vào Azota -
Nova Consumer hợp nhất doanh thu mảng hàng tiêu dùng từ quý III/2022 -
Petrovietnam đã nộp ngân sách hơn 66.000 tỷ đồng
-
Oriskin ra mắt sản phẩm mới trị mụn lưng hiệu quả
-
HT Pearl - Tuyệt tác căn hộ Nhật tầm nhìn đẹp nhất khu Đông Sài Gòn
-
“Cơ hội vàng” với xuất khẩu online cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam
-
"Sinh Con, Sinh Cha" chia sẻ về sức khỏe, hành vi, trí tuệ của trẻ tại TP.HCM
-
Lễ hội bóng đá biển Huda hứa hẹn bùng nổ hè 2022
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá