
-
Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong 26 hộp thuốc thực phẩm chức năng
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
![]() |
Cá nóc có độc tố tetrodotoxin gây tê liệt thần kinh. Ảnh: AFP. |
Ngày 13/11, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi cho biết, đã giao Chi cục Thủy sản khảo sát về nguồn lực khai thác cá nóc của ngư dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Trước đó, một doanh nghiệp tư nhân ở Nha Trang (Khánh Hòa) đề nghị UBND Quảng Ngãi cho phép thu mua loài cá này để chế biến xuất khẩu.
"Doanh nghiệp mới đề nghị, còn chúng tôi phải nghiên cứu thêm. Trước đây chưa có đơn vị nào thu mua loài cá này ở địa phương. Theo tôi tìm hiểu thì cá nóc khó chế biến và ở Nhật chỉ có 12 đầu bếp thành thục loài cá này", ông Tô nói.
Cá nóc có tên khoa học là Tetraodontiformes, trong đó có nhiều chủng mang độc tố tetrodotoxin trong gan, nguy hiểm cho hệ thần kinh, có thể dẫn đến tử vong khi ăn. Dù vậy, đây là món ăn đặc sản ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, ngư dân chế biến cá nóc theo cách truyền thống nhưng vẫn xảy ra sơ suất. Những năm 2000 hầu như năm nào cũng xảy ra các vụ ngộ độc cá nóc. Năm 2003, trước tình hình ngộ độc do ăn cá nóc gia tăng, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm khai thác, chế biến, kinh doanh... Song, đây là nguồn tài nguyên dồi dào cận được tận dụng để xuất khẩu, do vậy Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp chủ trì nghiên cứu phương pháp chế biến đồng thời có đề án khai thác.
Trong báo cáo công bố hồi đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp cho biết, đề án thí điểm khai thác, thu gom, chế biến cá nóc sang Hàn Quốc giai đoạn 2004 - 2016 đã được triển khai ở 5 tỉnh Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang.
Bước đầu, các doanh nghiệp đã xuất khẩu cá nóc đúng chất lượng sang Hàn Quốc. Song, tỷ lệ cá nóc đáp ứng yêu cầu ban đầu của nhà nhập khẩu chưa cao, sản lượng xuất khẩu thấp. Không ít cơ sở chế biến xuất khẩu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.
Hiện 4 trong 5 tỉnh thành đã đề xuất dừng triển khai thí điểm do không có hiệu quả về mặt kinh tế. Riêng Khánh Hòa vẫn đề nghị tiếp tục do đã có đầu ra xuất khẩu tương đối ổn định sang Hàn Quốc.

-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức -
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025