-
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024
Mặc dù được mùa nhãn, nhưng người dân vẫn lo lắng trong khâu tiêu thụ. Ảnh: Dương Công Chiến |
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa nhãn lồng Hưng Yên sẽ vào chính vụ. Bên cạnh nỗi mừng vui được mùa nhãn, những người dân ở đây đang lo lắng và luôn ở thế bị động, vì trong hợp đồng ký kết với doanh nghiệp tiêu thụ có điều khoản: Phải bồi thường toàn bộ sản phẩm nếu không được thị trường nước ngoài chấp nhận.
Xã Hồng Nam (TP Hưng Yên) và xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu) thuộc tỉnh Hưng Yên là vùng quy hoạch sản xuất nhãn Vietgap và được cơ quan chuyên ngành của Bộ NN&PTNT cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ với diện tích hơn 20 ha. Trong đó, năm 2015, nhãn Hàm Tử đã xuất khẩu được 8 tạ nhãn chín muộn sang thị trường Mỹ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa, ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu hiện có gần 1 ha nhãn chín muộn, được chăm sóc theo quy trình VietGAP để xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc. Năm nay, gia đình ông Nghĩa cùng với gần 100 hộ trong xã đã được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới này. Mặc dù được mùa nhãn, nhưng người dân vẫn lo lắng đầu ra cho sản phẩm.
“Khó khăn nhất của các hộ trồng nhãn bây giờ là đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Người dân đã nhiều lần đề xuất trong các cuộc họp, các cấp ngành phải làm sao tìm được đầu ra cho sản phẩm nhãn, làm sao để nông dân sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng. Nếu cứ để tình trạng bỏ mặc người dân như hiện nay sẽ rất gay go”, ông Nghĩa cho biết.
Theo người dân địa phương, trước thời điểm thu hoạch nhãn, một số doanh nghiệp xuất khẩu đến khảo sát vùng trồng nhãn và đăng ký thu mua sản phẩm. Tuy nhiên, chính sách thu mua của doanh nghiệp chưa thuyết phục người dân.
Theo hợp đồng tiêu thụ nhãn, doanh nghiệp thực hiện mang sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng và xuất khẩu sang thị trường ngoài nước. Sau thời gian từ 2 đến 3 tuần, người dân mới được hoàn tiền nhãn. Thế nhưng, nếu hàng cập bến thị trường nước ngoài, thì sẽ phải tiến hành kiểm nghiệm của nước sở tại. Nếu không đạt chất lượng thì toàn bộ lô hàng sẽ bị trả về và người dân phải bồi thường cho những lô hàng này. Do đó, nhiều chủ vườn nhãn vẫn chưa dám ký kết bán hàng cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đăng Bư, ở xã Hàm Tử bày tỏ, để đảm bảo được quyền lợi cho người sản xuất, doanh nghiệp thu mua cần có những phương pháp kiểm tra kiểm định ngay tại vườn thu hái. Tránh tình trạng, người nông dân thu hoạch và trông chờ, 5-7 ngày sau nhãn bị trả về sẽ gây khó khăn.
“Hợp đồng chúng tôi cam kết sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn Vietgap. Để việc này được tiến hành tốt cần có máy móc kiểm tra, nếu đủ tiêu chuẩn đưa đi xuất khẩu, nếu không đủ tiêu chuẩn thì thôi, tránh thiệt hại cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp khi phải đi lại”, ông Bư nêu quan điểm.
Hiện, xã Hàm Tử có 470 ha nhãn, trong đó diện tích trồng tiêu chuẩn Vietgap là 14 ha. Năng suất thu hoạch nhãn của xã năm nay dự kiến là 700 tấn và của vùng VietGap là 250 tấn.
Ông Nguyễn Hữu Phú, Chủ tịch UBND xã Hàm Tử cho rằng, với việc các doanh nghiệp luôn “cầm đằng chuôi”, người dân lại ở thế bị động khiến nhãn đang gặp khó khăn về đầu ra. Trong khi đó, ý thức của người dân chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ quy trình Vietgap để đảm bảo có sản phẩm nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Nhiều hộ chưa thực sự quyết tâm cao để sản xuất theo quy trình Vietgap đại trà. Để nhân rộng được mô hình Vietgap ra toàn xã hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều bà con chưa tích cực cùng chính quyền địa phương khắc phục khó khăn, hướng tới đưa vùng nhãn của cả xã Hàm Tử đạt tiêu chuẩn Vietgap”, ông Phú chia sẻ.
Năm nay, tổng sản lượng nhãn dự kiến sẽ thu được của toàn tỉnh Hưng Yên khoảng hơn 40.000 tấn nhãn. Nhãn quả nhãn tươi chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh miền Bắc thông qua các kênh buôn bán nhỏ lẻ, các siêu thị của nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, một số ít được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, không ổn định.
Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức chương trình quảng bá, kết nối thông tin nhãn lồng Hưng Yên với một số nhà nhập khẩu của các nước như: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và đặt mục tiêu trong năm tới là hướng đến thị trường EU. Trước mắt, tỉnh Hưng Yên sẽ triển khai chương trình xúc tiến thương mại thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho mùa nhãn năm nay.
Bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên cho biết, việc đầu tiên trong quy trình tiêu thụ nhãn là phải làm tốt quy trình giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện Hưng Yên có 3 chà nhãn, thời vụ thu hoạch nhãn rất dài, không bị áp lực về giá cả, thời vụ. Công tác quản lý giám sát quy trình và kỹ thuật của bà con đến bây giờ tương đối ổn định, nhãn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với diện tích hơn 20 ha nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là con số rất nhỏ trong tổng diện tích 3.000 ha của Hưng Yên. Do vậy, người trồng nhãn lồng Hưng Yên ngoài việc tích cực kết nối với các doanh nghiệp vẫn rất cần sự chung tay hỗ trợ của cả nước trong liên kết hỗ trợ tiêu thụ, đảm bảo cho nhãn lồng Hưng Yên không những được tiêu thụ rộng khắp tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài.
-
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ 5-20%
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land