
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
![]() |
Doanh nhân Nguyễn Văn Thứ |
Từ mê đến bén duyên, ông ông Thứ quyết tâm sống chết với nha đam. G.C Food ra đời để Thứ toàn tâm với mối tình đặc biệt này. Đầu tiên là xây dựng vùng trồng, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy của G.C Food tại Khu Công nghiệp Giang Điền (Đồng Nai). Tiếp sau, ông Thứ chọn Phan Rang (Ninh Thuận), nơi đất khô cằn và có khí hậu rất khắc nghiệt để phát triển vùng nguyên liệu nha đam.
Song, ngay cái cách mà ông hợp tác với nông dân vùng nguyên liệu cũng có nhiều chuyện để kể. Người dân lúc đầu từ chối cung cấp hàng cho G.C Food vì sản lượng mua thì không nhiều mà lại đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật. Ông Thứ buộc phải ra tay, đến từng nhà đặt hàng và hướng dẫn trồng nha đam theo quy trình mới, ít bón phân và không phun thuốc, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt năng suất cao. Ông Thứ kể thành công của chính mình để thuyết phục những người nông dân. Và họ đã tin, đến giờ vẫn đang là đối tác đáng tin cậy của G.C Food.
Đã có thời điểm, G.C Food phát triển được vùng nguyên liệu hơn 30 ha nha đam theo quy trình VietGAP, tạo ra nguồn nguyên liệu khoảng 1.000 tấn nha đam/tháng. Mỗi sào trồng nha đam thu được khoảng 3 tấn, mỗi tháng thu hoạch một lần. Với giá Công ty mua khoảng 1 triệu đồng/tấn, mỗi nông hộ chỉ cần trồng 3-5 sào nha đam là có thu nhập ổn định.
Còn G.C Food của Nguyễn Văn Thứ có nhiều việc để làm, nhất là khi đầu ra của sản phẩm chế biến từ cây nha đam sẽ là đầu vào của các doanh nghiệp ngành sữa, nước giải khát…
Đã có lần được nghe kể, Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch G.C Food bây giờ từng giữ chức phó giám đốc chi nhánh của một ngân hàng thương mại có tiếng, chỉ vì “mê” cây nha đam mà đã từ bỏ tất cả để thành lập công ty vào năm 2011. Nhưng Nguyễn Văn Thứ không muốn nhắc lại chuyện riêng tư này. Thay vào đó, lần nào câu chuyện cũng quanh cây nha đam. Vậy nên, nói Nguyễn Văn Thứ mê nha đam cũng chẳng sai.
Ông Thứ kể, nha đam là một loài cây có khá nhiều đặc tính lạ, đem lại nhiều giá trị, nhưng nhận lại chẳng bao nhiêu. Nào là nha đam có khả năng tự bảo vệ mình trước sự tấn công của sâu bệnh bằng cách tự tạo ra chất axit ở lớp bên ngoài của bẹ lá và thân cây, sâu bệnh không thể xâm hại được. Nào là nha đam chịu được khô cằn, nhu cầu về thổ nhưỡng rất thấp, không phải bón phân nhiều… Nào là nha đam là thức uống làm mát cho cơ thể, chữa được bệnh, dùng để làm đẹp…
![]() |
Một số hạng mục của nhà máy đang được Nguyễn Văn Thứ nghĩ cách thay đổi để đáp ứng được yêu cầu sản xuất |
Hiện giờ, G.C Food là doanh nghiệp có nguồn cung lớn nhất về nha đam tinh chế, có vùng nguyên liệu lớn và quy trình sản xuất hiện đại, an toàn. Doanh nhân Nguyễn Văn Thứ trở thành… “ông trùm nha đam”.
Ở thời kỳ “đỉnh cao phong độ”, mỗi ngày, G.C Food có thể sản xuất khoảng 50 tấn nguyên liệu nha đam, cung cấp cho các công ty sữa - nước giải khát có tên tuổi như Vinamilk, Dalatmilk… Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Nhưng, chẳng có con đường nào trải toàn hoa hồng, nhất là quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành chế biến nông sản, thực phẩm biến động liên tục.
Trò chuyện với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông trùm nha đam cho hay đã giảm gần một nửa lao động so với trước, Công ty đang tái cơ cấu, đầu tư, xây dựng và thay đổi một số hạng mục của nhà máy để đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Hóa ra, G.C Food gặp khó vì không có hệ thống phân phối, không trực tiếp làm thương hiệu cho sản phẩm của mình. Cụ thể, ngoài việc cung cấp sản phẩm nha đam tinh chế cho các doanh nghiệp lớn, từ nhiều năm nay, G.C đã sản xuất thêm dòng sản phẩm nước giải khát, như thạch dừa, sinh tố nha đam, nước cốt nha đam…, nhưng dưới thương hiệu của một doanh nghiệp khác. Mới đầu, việc bắt tay này có vẻ ổn, nhưng đến giờ, có lẽ G.C Food đang cần những bước đi chiến lược hơn, dài hạn hơn.
Nghĩa là, ông trùm nha đam sẽ phải thay đổi hướng tiếp cận, cách làm để sản phẩm của G.C Food đến được với khách hàng bằng tình yêu thật sự, như cách mà nha đam đã quyến rũ và gắn bó với ông. “Chặng đường còn dài, nhiều chông gai, nhưng đã yêu thì không có gì là không thể”, ông Nguyễn Văn Thứ chia sẻ.

-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh -
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển -
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt