-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Doanh nhân Phạm Ánh Dương. |
Tham vọng doanh thu tỷ đô
Năm 2019, Công ty Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (An Phat Plastic, mã CK: AAA) - công ty thành viên, chủ lực của APH, đặt mục tiêu 10.000 tỷ đồng doanh thu và 510 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mức tăng trưởng khá cao so với năm 2018. Mục tiêu này khiến nhiều cổ đông nghi ngại, vì năm 2018, lợi nhuận sau thuế của An Phat Plastic chỉ đạt 180 tỷ đồng, hoàn thành 54,55% kế hoạch đặt ra.
Tuy nhiên, ông Phạm Ánh Dương khẳng định, “Công ty luôn đặt chữ “An” lên hàng đầu” và lý giải, sự tăng trưởng nóng ở An Phát luôn ở một mức độ an toàn, trong tầm kiểm soát nhất định.
“Để đạt được tăng trưởng mạnh, trước đó, An Phát đã có một thời gian dài chuẩn bị rất kỹ lưỡng. An Phát không định vội vã chạy theo thành tích, mà lựa chọn hướng tăng trưởng tùy theo những cơ hội mình nắm bắt được”, ông Dương nói.
Điều hành một tập đoàn lớn với 13 doanh nghiệp thành viên, ông Dương giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của cả APH và An Phat Plastic, trong đó, An Phat Plastic là “trái tim” của Tập đoàn, đóng góp doanh thu lớn nhất và cũng chính là nơi ghi dấu một thời tuổi trẻ của vị doanh nhân này.
Năm 2002, khi vừa tròn 26 tuổi, ông Dương mở công ty chuyên về bao bì nhựa với số vốn có trong tay lúc đó là 300 triệu đồng, số còn lại đều đi vay. “Tôi chọn lĩnh vực bao bì nhựa và sớm nhận thấy phải đi theo hướng sản xuất xanh với các loại bao bì tự phân hủy, bởi đó là xu thế không thể khác của cả thế giới và Việt Nam”, ông Dương chia sẻ.
Chỉ sau 2 năm lập nghiệp, Công ty đã bước đầu xuất khẩu được sản phẩm. Tất nhiên, ông Dương và các cộng sự gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ đầu tiên tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu, do công ty mới thành lập, chưa gây dựng được thương hiệu và đang trong giai đoạn chứng minh năng lực, uy tín với các nhà nhập khẩu.
Ông Dương kể, khách hàng đầu tiên của An Phát là đối tác ở Bỉ mà Công ty tìm kiếm qua một trang web kinh doanh về nhựa. Sau đó, doanh nghiệp này trở thành khách hàng lớn và thường xuyên của An Phát.
Giờ thì định hướng đưa bao bì nhựa xuất khẩu của ông Dương đã vượt xa so với mục tiêu ban đầu, có đến 90% sản lượng của An Phát Plastic phục vụ xuất khẩu. Không chỉ là bao bì nhựa, bao bì công nghiệp…, An Phát giờ đã có tiếng khi xuất khẩu các loại bao bì màng mỏng tự phân hủy, được các đối tác khó tính Nhật Bản, Hàn Quốc tín nhiệm.
Ở quy mô Tập đoàn, An Phát Holdings đã mở rộng hoạt động trên 6 lĩnh vực kinh doanh chính là: nhựa sinh học, nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật, hóa dầu và xơ sợi với 12 nhà máy, 11 công ty thành viên và trên 4.500 lao động trên toàn quốc.
Những nước cờ chiến lược
Tốt nghiệp Trường đại học Tài chính và từng có thời gian học tập ở Mỹ với chuyên ngành thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Đại học California Miramar, ông Dương có kiến thức chuyên sâu về tài chính, nên cách ông làm kinh doanh cũng khá bài bản, thận trọng.
“Làm bất động sản là cơ duyên của tôi và Tập đoàn An Phát Holdings. Tôi chưa từng nghĩ An Phát Holdings sẽ bước chân vào mảng bất động sản. Với Khu công nghiệp An Phát Complex, chúng tôi sẽ làm bất động sản theo kiểu khác biệt, tức là, trong khu công nghiệp này sẽ chỉ tập hợp các doanh nghiệp trong mảng công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi sản xuất, mà “người chơi” chính trong đó là thành viên của An Phát”.
Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Holdings
Năm 2018, ông và ban lãnh đạo APH đi một nước cờ chiến lược khi bỏ hơn 800 tỷ đồng mua lại Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark (sau đó đổi tên thành Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát Complex) tại Hải Dương. Dự án này từng bị bỏ hoang hơn 10 năm và đã được hồi sinh từ khi về tay APH.
“Để mua được Dự án, chúng tôi phải trả toàn bộ bằng tiền mặt. Thật may, thời điểm giữa năm 2018, An Phat Plastic chào bán thành công 83,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 1.672 tỷ đồng. Với giá phát hành 14.000 đồng/cổ phiếu, An Phát đã thu về hơn 1.170 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn đó, chúng tôi mới nhanh chóng sở hữu được khu công nghiệp này”, ông Dương nhớ lại.
Thực tế đã cho thấy, đây là một quyết định khôn ngoan của ông Dương và Ban lãnh đạo APH. Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark được nhà đầu tư Đài Loan đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng khá hoàn thiện, tiêu biểu là một số hạng mục như hệ thống đường điện ngầm, mạng lưới giao thông thuận lợi với hệ thống đường giao thông lớn hiện đại… Với nền tảng này, ông Dương có cơ sở để tin rằng, An Phát Complex sẽ mang lại những con số kinh doanh đáng kể trong tương lai không xa.
Ngay sau khi tiếp quản, APH đã “bơm” lượng vốn lớn để hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp, đón các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào đầu tư sản xuất. Đặc biệt, An Trung Industries, công ty thành viên của Tập đoàn có nhà máy tại đây vừa tạo dấu ấn khi trở thành nhà cung ứng linh kiện nhựa điện thoại cho Công ty Elentec Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc, chuyên sản xuất các linh, phụ kiện cho các hãng điện thoại nổi tiếng thế giới như Samsung, Sony…).
“An Trung Industries có 42 dây chuyền sản xuất, diện tích 10.000 m2, đặt tại An Phát Complex, tập trung sản xuất các sản phẩm linh kiện nhựa kỹ thuật với sản lượng khoảng 9 triệu sản phẩm/tháng. Mục tiêu của Tập đoàn là đưa An Trung Industries trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung trong tương lai không xa”, ông Dương hồ hởi chia sẻ.
Ông cho biết thêm, hiện một nhà đầu tư Hồng Kông chuyên sản xuất trong ngành giấy đã thuê 3 block nhà xưởng tại An Phát Complex. Nhẩm tính, chỉ riêng tiền cho thuê đất đối với khách hàng này, cứ 3 năm, Khu công nghiệp đã đã có doanh thu 100 tỷ đồng.
Không dừng lại ở đó, danh sách các dự án đầu tư của Tập đoàn An Phát Holdings vẫn tiếp tục nối dài. An Phát đang đầu tư xây dựng Nhà máy An Phat USA tại Mỹ, dự kiến chính thức đi vào hoạt động trong quý I/2020.
Nhà máy này sẽ tập trung sản xuất túi vi sinh phân hủy hoàn toàn, túi PE và các sản phẩm nhựa khác thân thiện với môi trường, cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ.
Lý giải việc lựa chọn đầu tư nhà máy tại Mỹ - thị trường rộng lớn, nhưng vô cùng khắc nghiệt, ông Dương cho biết, bao bì thân thiện với môi trường đã được EU bắt buộc sử dụng và đưa vào luật, sản phẩm của An Phát đã được xuất sang EU từ lâu, còn với thị trường Mỹ, dù chưa có luật phải sử dụng bao bì tự phân hủy, nhưng đây là xu hướng không thể khác.
“Năm qua, chúng tôi khảo sát tại Mỹ và nhận thấy, dư địa thị trường cho An Phát Holdings rất triển vọng. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi đầu tư nhà máy bao bì xanh tại đây”, ông Dương nói.
Chủ tịch APH chia sẻ, kế hoạch của Tập đoàn trong thời gian tới là đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát Complex, đạt tỷ lệ khai thác 40% cho năm 2019. Bên cạnh đó, APH sẽ tiếp tục đầu tư máy móc, dây chuyền, mở rộng sản xuất tại nhà máy An Phat Plastic; hoàn thiện nhà máy tại Mỹ… Với kế hoạch “tổng lực” đó, mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025 của APH dường như không còn xa.
Trò chuyện với doanh nhân Phạm Ánh Dương
APH đặt mục tiêu tăng trưởng rất thần tốc, ông có e ngại rủi ro?
Khi hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm, chúng tôi luôn phải đảm bảo 3 yếu tố, rồi mới quyết định bắt tay thực hiện, nhằm có được sự tăng trưởng ổn định và lâu dài. Đó là, phải xác định chắc chắn lĩnh vực, sản phẩm đang là xu hướng, đang được quan tâm, mới mẻ và có nhiều triển vọng; phải xem xét và ước tính sẽ đạt được lợi nhuận đáng kể và phải xác định được dung lượng thị trường đủ lớn, thì mới làm.
Điều gì khiến ông tự tin về các dự án của mình đến vậy?
Tại An Phát, mỗi nhà máy đi vào hoạt động đều nhận được hàng loạt đơn đặt hàng từ khách hàng khắp trong nước, ngoài nước và đang chạy hết công suất, khác hoàn toàn với tình trạng “đói đơn hàng” như nhiều trường hợp khác.
Nói như vậy để thấy, các nhà máy sản xuất bao bì của chúng tôi đều sản xuất theo đơn đặt hàng đã được ký kết, chứ không sản xuất ra rồi mang đi bán, nên rủi ro được giảm đi nhiều.
Năm qua, APH bước chân vào lĩnh vực bất động sản. Sự khác biệt của An Phát trong kinh doanh bất động sản công nghiệp khi so sánh với đối thủ là gì?
Điểm khác biệt lớn nhất là chúng tôi không xác định lấy việc bán đất làm mục tiêu chính, mà tập trung vào phát triển các dịch vụ đi kèm.
Tại các dự án, chúng tôi cung cấp hàng loạt giải pháp cho doanh nghiệp như các vấn đề về tài chính, nguồn nhân lực, hỗ trợ về công nghiệp phụ trợ, thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh, hải quan và thậm chí có cả dịch vụ logistics.
-
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024