-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên hợp quốc -
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An -
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thừa nhận thu phí tại trạm BOT Phú Hữu còn bất cập -
Trung ương thảo luận về công tác nhân sự, quy chế bầu cử trong Đảng -
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore tăng đầu tư vào Việt Nam
Số liệu được báo cáo tại phiên họp cho thấy, giải ngân vốn đầu tư công năm 2016 vẫn đang chậm. Cụ thể, với vốn ngân sách nhà nước, tổng vốn đầu tư Quốc hội giao kế hoạch năm 2016 là 254.950 tỷ đồng; tới ngày 12/5/2016, Thủ tướng quyết định giao hơn 251.450 tỷ đồng.
Trong số này, vốn giải ngân ước trên 83.000 tỷ đồng, đạt 33,14% vốn kế hoạch Thủ tướng giao, tương đương với giải ngân của cùng kỳ năm trước, nhưng số tuyệt đối thì cao hơn do kế hoạch giao năm 2016 lớn hơn.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý, cho tới thời điểm này, hầu hết vốn kế hoạch bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia chưa được giải ngân, do chương trình chưa được phê duyệt chính thức và chưa có hướng dẫn tạm thời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong khi đó, đối với vốn trái phiếu chính phủ, tổng số vốn kế hoạch là 60.000 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ đã giao 40.590 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn giải ngân mới chỉ là trên 6.081 tỷ đồng, đạt 15,42% kế hoạch. Giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ như vậy là thấp so với yêu cầu. Và thực tế, không chỉ vốn trái phiếu chính phủ, ngay cả giải ngân vốn từ ngân sách nhà nước, cũng không có nhiều diễn biến tích cực.
Lý do được phân tích chủ yếu là vì một số bộ, ngành, địa phương chậm giao kế hoạch vốn của năm 2016; các văn bản hướng dẫn thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán chưa hoàn thiện, hoặc chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho triển khai giải ngân vốn; nhiều địa phương chưa thành lập được ban quản lý dự án chuyên ngành, hoặc khu vực theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, nên việc triển khai các dự án mới bị chậm... Ngoài ra là các nguyên nhân đến từ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu yếu kém, góp phần gây chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư.
Nhưng dù nguyên nhân có là gì thì một thực tế rất rõ ràng, giải ngân vốn đầu tư công đã không được như kỳ vọng.
Cũng chính vì điều này mà tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã rất sốt ruột.
“Yêu cầu số một lúc này là không để có tiền nhưng không giải ngân được. Cần phải đưa nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách còn dư, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Thủ tướng chỉ đạo và cũng đã nhắc đến câu chuyện tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại, một trong những nguyên nhân là giải ngân vốn đầu tư còn chậm.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhiều năm nay trên thực tế phụ thuộc rất lớn vào vốn đầu tư. Vốn giải ngân chậm sẽ không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà cả trong cả dài hạn. Chưa kể, trong bối cảnh vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, Chính phủ phải đi vay để đầu tư, bao gồm cả vốn ODA và vốn trái phiếu chính phủ, giải ngân chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng của đồng vốn này.
Để thúc đẩy giải ngân vốn ODA, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cũng đã nhóm họp vào đầu tháng 6; và nay là Tổ công tác Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, để bàn kế sách tiêu tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thông tin cho biết, kết thúc phiên họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác đã đồng thời nhấn mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công đang rất thấp và yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ giao vốn để thúc đẩy giải ngân, qua đó tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phó thủ tướng cũng đã giao các bộ, ngành rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn việc thực hiện đầu tư các dự án, đẩy mạnh việc giao vốn và kiểm soát chất lượng các dự án đầu tư công, bảo đảm phát huy giá trị của dự án đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2016, trong đó có việc “thúc” các bộ, ngành trung ương và địa phương khẩn trương giao hết vốn kế hoạch năm 2016 và tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các chương trình, dự án đầu tư. Kế hoạch giao và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cũng được đặc biệt quan tâm, nhất là các chương trình kiên cố hóa trường lớp học mẫu giáo huyện 30a, các dự án giao thông sử dụng vốn dư Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14...
Ngoài thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang hối thúc các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2017, cũng như kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ, kế hoạch đầu tư trung hạn cho giai đoạn 5 năm tới.
-
Hà Nội kiểm kê chuyên đề quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay -
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thừa nhận thu phí tại trạm BOT Phú Hữu còn bất cập -
Trung ương thảo luận về công tác nhân sự, quy chế bầu cử trong Đảng -
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore tăng đầu tư vào Việt Nam -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Hoa Kỳ, Cuba -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ