-
Quảng Ngãi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên tai -
TP.HCM: Dự án nhà nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè chậm tiến độ -
Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng -
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng -
Đồng ý áp dụng mô hình BIM để quản lý cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương
Theo đề xuất, trong thời kỳ 2021 - 2030, cả nước sẽ hình thành 30 cảng hàng không. Ảnh: Đức Thanh |
Kéo dài “danh sách chờ”
Theo kế hoạch, cuối tuần này, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) tổ chức cuộc họp để rà soát Dự thảo Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Đây có thể là bước thẩm định, rà soát cuối cùng trước khi Bộ GTVT trình lại Dự thảo Quy hoạch lên Thủ tướng Chính phủ”, một lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT) thông tin.
Trước đó, vào giữa tháng 4/2023, Cục Hàng không Việt Nam đã có Công văn số 1823/CHK - QLC báo cáo Bộ GTVT kết quả rà soát, hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Tổ công tác 1121, trong đó phần lớn liên quan đến việc khai thác lưỡng dụng 2 sân bay quân sự hiện hữu là Thành Sơn (Ninh Thuận) và Biên Hòa (Đồng Nai).
Theo đề xuất mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, trong thời kỳ 2021-2030, cả nước sẽ hình thành 30 cảng hàng không, gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không quốc nội, tăng 2 cảng hàng không (Thành Sơn và Biên Hòa) so với Tờ trình số 11779/TTr BGTVT ngày 5/11/2021.
Cũng trong giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 640/QĐ-TTg ngày 28/4/2011.
Về tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất hình thành 33 cảng hàng không, gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 19 cảng hàng không quốc nội, tăng 4 cảng hàng không so với Tờ trình số 11779.
Điểm nhấn đáng chú ý trong đề xuất được gửi đến Bộ GTVT vào tháng 4/2023 là việc Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch thành cảng hàng không để khai thác lưỡng dụng đối với một số sân bay quân sự hiện có như: sân bay Yên Bái (tỉnh Yên Bái), sân bay Gia Lâm (TP. Hà Nội)...; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch khi có nhu cầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nguồn lực đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng không kiến nghị bổ sung vào Dự thảo Quy hoạch cụm từ: nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không tại một số tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ như Hà Giang (huyện Bắc Quang), Tuyên Quang (huyện Hàm Yên), Hà Tĩnh (huyện Cẩm Xuyên), Kon Tum (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Bình Thuận (đảo Phú Quý), Khánh Hòa (Khu kinh tế Vân Phong, huyện Vạn Ninh), Đắk Nông (huyện Đắk Glong), Tây Ninh (huyện Dương Minh Châu)...; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch khi có nhu cầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nguồn lực đầu tư.
“Chúng tôi hy vọng, Dự thảo Quy hoạch sẽ sớm được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau hơn 3 năm liên tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung”, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - đơn vị tư vấn lập quy hoạch cho biết.
Đẩy mạnh phân cấp đầu tư
Ngoài việc bổ sung một số lượng khá lớn sân bay quân sự và vị trí tiềm năng vào “danh sách chờ” được đầu tư mới hoặc chuyển đổi khai thác lưỡng dụng, thì nguồn vốn và phương án đầu tư cũng là những thông tin đáng chú ý tại Dự thảo Quy hoạch.
Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng đối với cảng hàng không hiện đang khai thác. Việc đầu tư các sân bay mới hoặc chuyển đổi các sân bay quân sự sang lưỡng dụng do có quá ít thông tin nên cơ quan lập quy hoạch vẫn để ngỏ nhu cầu vốn.
Tuy nhiên, tại Dự thảo Quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nghiên cứu xây dựng cơ chế chuyển nhượng có thời hạn khai thác tài sản kết cấu hạ tầng gắn với trách nhiệm đầu tư, nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với các cảng hàng không quan trọng quốc gia, các cảng hàng không có hoạt động quân sự chiến lược về quốc phòng, an ninh và các cảng hàng không khu vực biên giới, hải đảo, ưu tiên sử dụng nguồn lực của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước) để đầu tư các công trình thiết yếu; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, hình thức đầu tư (nhượng quyền/ BOT/ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Đề án định hướng huy động nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không cũng được xây dựng đồng thời với Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam thống nhất lựa chọn hình thức đầu tư PPP để huy động nguồn vốn xã hội đầu tư vào kết cấu hạ tầng các cảng hàng không (trừ hình thức BOO để đảm bảo nguyên tắc Nhà nước có quyền định đoạt đối với kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia). Chính phủ chủ động quyết định mức vốn của Nhà nước tham gia từng dự án.
Để tăng tính chủ động, đồng bộ, liên tục trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương chấp thuận chủ trương đầu tư.
Cụ thể, đối với lĩnh vực hạ tầng hàng không, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế với công suất từ 10 triệu lượt hành khách/năm trở lên; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 1 triệu tấn/năm trở lên.
Giao địa phương là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế với công suất dưới 10 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất dưới 1 triệu tấn/năm; các công trình cung cấp dịch vụ hàng không gồm suất ăn, xăng dầu, bảo dưỡng và sửa chữa tàu bay, Đài kiểm soát không lưu.
“Đặc biệt, cần quy định rõ trong Luật Đầu tư là, các công trình khác trong cảng hàng không không thuộc quy định phải có chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc của tỉnh thì không thuộc trường hợp phải có chủ trương đầu tư”, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nói.
-
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng -
Đồng ý áp dụng mô hình BIM để quản lý cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương -
Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào -
Chủ tịch Quảng Nam hối thúc giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai -
Khu kinh tế Nhơn Hội tập trung phát triển công nghiệp sạch -
Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
Các gói thầu xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM đang thi công ra sao?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3