Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Đồng Nai làm chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
Duy Hữu - 02/01/2015 17:50
 
Chôm chôm là sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Ðồng Nai, nhất là chôm chôm ở Long Khánh, có chất lượng trái ngon và giá trị kinh tế cao. 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bảo hộ nhãn hiệu cho Phật thủ xã Đắc Sở
Nước mắm Phú Quốc vào siêu thị bằng "cửa chính"
Cấp "hộ chiếu" cho cà phê Buôn Ma Thuột vào EU

Việc tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý “Long Khánh” cho trái chôm chôm là cần thiết và cấp bách nhằm tạo thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế của chôm chôm Long Khánh trên thị trường.

Vườn chôm chôn chín ở Long Khánh

Tổng diện tích đề xuất bảo hộ chỉ dẫn địa lý Long Khánh cho chôm chôm là trên 6.700 ha, gồm: thị xã Long Khánh gần 2.500 ha, huyện Xuân Lộc trên 1.200 ha, huyện Thống Nhất gần 1.200 ha và huyện Cẩm Mỹ trên 1.000 ha. Ðây là cơ sở lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Long Khánh cho chôm chôm nhãn và chôm chôm Java.

Khi xây dựng chỉ dẫn địa lý, tỉnh cũng sẽ ban hành hệ thống văn bản làm cơ sở cho hoạt động chỉ dẫn địa lý như: quy trình trồng và chăm sóc, bảo quản chôm chôm; xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, quảng bá và phát triển sản phẩm.

Khi được cấp văn bằng bảo hộ, địa phương sẽ áp dụng triển khai thực tế vùng canh tác nhằm đảm bảo sản phẩm được kiểm soát và đạt tiêu chuẩn như đăng ký.

Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh, để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chỉ dẫn địa lý sẽ nói lên chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm); "Bát Tràng" (gốm, sứ)…

Chỉ dẫn địa lý đang được nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng, phát triển và sử dụng như một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, đồng thời là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. 

Hiện có khoảng hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mại hàng năm ước đạt 50 tỷ USD. Riêng khu vực ASEAN đã có hơn 120 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. 

Đồng Nai lên kế hoạch đưa công nhân về quê ăn Tết

() Dự kiến trong dịp Tết nguyên đán Ất Mùi 2015, có trên 200 ngàn công nhân đang làm việc ở Đồng Nai về quê ăn tết.

Đồng Nai xin 'trảm' nhà thầu thi công ẩu gây chết người

() Sau khi Ban ATGT tỉnh Đồng Nai gửi công văn tới Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, 1 tuần sau đã nhận được chỉ đạo.

Đồng Nai hút gần 1,55 tỷ USD vốn FDI

() Hiện Đồng Nai có 28 dự án của Hoa Kỳ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 130 triệu USD.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư