
-
Bình Định xúc tiến đầu tư, hợp tác với Tập đoàn Ghassan About tại UAE
-
Phát triển Bến Tre là tỉnh khá của cả nước vào năm 2030
-
Quảng Ngãi trình HĐND tỉnh xem xét cho điều chỉnh 3 dự án, tổng vốn 6.700 tỷ đồng
-
Đà Nẵng nêu lộ trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế
-
Tháo gỡ nút thắt logistics, khơi thông luồng hàng cho vùng ĐBSCL -
Quảng Nam điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn
Ngày 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa ký ban hành Quyết định số 216/QĐ-UBND-HC về việc giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.
Theo Quyết định số 216/QĐ-UBND-HC, kế hoạch đầu tư công năm 2023, Đồng Tháp bố trí 745 tỷ đồng cho Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1. Trong đó, phần chuẩn bị đầu tư (do Sở Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư) là 12,202 tỷ đồng; phần xây lắp (Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp chủ đầu tư) là 182,798 tỷ đồng; phần bồi thường, giải phóng mặt bằng (Trung tâm Phát triển quỹ đất - Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư) là 550 tỷ đồng.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 769/QĐ-TTg ngày 24/6/2022.
Dự án có chiều dài tuyến khoảng 27,43 km; điểm đầu giao với cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc khai thác 80 km/h.
Từ điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, Dự án đi theo hướng Đông Nam và cách thị trấn Mỹ Tho khoảng 7 km; sau đó đi theo hướng Đông qua giữa khu dân cư và khu sinh thái Xẻo Quýt, vượt qua sông Cái Lân và kết thúc giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 5.886 tỷ đồng, được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3.486,8 tỷ đồng, bao gồm vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông - Vận tải là 2.282,8 tỷ đồng và vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 1.204 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006 - 2030, Dự án được bố trí khoảng 2.399,2 tỷ đồng trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án được chia thành 2 dự án thành phần, bao gồm: Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km16+000) có chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) có chiều dài khoảng 11,43 km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.246 tỷ đồng.
Địa điểm thực hiện Dự án tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp; thời gian thực hiện Dự án từ năm 2022 - 2027.

-
Tháo gỡ nút thắt logistics, khơi thông luồng hàng cho vùng ĐBSCL -
Quảng Nam điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn -
Đà Nẵng đốc thúc hình thành Khu phi thuế quan -
Lâm Đồng điều chỉnh Dự án thủy điện Đồng Nai 1 -
Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng -
Quảng Ninh xây dựng KCN Sông Khoai thành KCN trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng -
Petrovietnam chuẩn bị xây dựng Báo cáo tiền khả thi Tổ hợp lọc hoá dầu số 3
-
CMC Cyber Security "bắt tay" đối tác bảo mật quốc tế OPSWAT
-
Cùng Samtec Việt Nam lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng
-
Vinamilk Sure Prevent Gold đồng hành thăm khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi
-
Abera Vietnam chinh phục Amazon - Khi tinh thần cầu thị là cốt lõi của sự thành công
-
Herbalife hỗ trợ nâng cao sức mạnh của thể thao Việt Nam
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024