
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier
-
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm
VN-Index kết thúc tháng 2/2025 ở mức 1.305,36 điểm, tương ứng tăng 3,19% so với tháng 1/2025 với khối lượng giao dịch cải thiện và trên mức trung bình.
Bước sang phiên giao dịch ngày 3/3, áp lực bán xuất hiện khiến thị trường có thời điểm lùi về dưới tham chiếu, nhưng lực cầu nhanh chóng gia tăng, kéo VN-Index trở lại sắc xanh. Sự luân chuyển dòng tiền giữa các nhóm ngành giúp biên độ dao động của thị trường không quá lớn. Một số nhóm cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh từ sớm, nhưng nhờ sự dẫn dắt của các mã vốn hóa lớn khác, chỉ số vẫn duy trì được sự cân bằng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có mức tăng tích cực, đóng vai trò trụ cột giúp thị trường hồi phục nhanh sau những nhịp rung lắc.
Sang đến phiên chiều, giao dịch vẫn diễn ra tương đối giằng co, tuy nhiên, nhờ sự dẫn dắt của một số cổ phiếu lớn nên VN-Index giữ vững được sắc xanh. Dù vậy, đà tăng của chỉ số không quá mạnh khi sự phân hóa tiếp tục duy trì ở mức. Dòng tiền tiếp tục luân chuyển nhịp nhàng và duy trì ở mức tương đối cao. Khối ngoại tiếp tục trạng thái bán ròng nhưng giảm đáng kể so với phiên trước nên cũng giảm bớt áp lực tới tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,01 điểm (0,31%) lên 1.309,37 điểm. HNX-Index giảm 0,85 điểm (-0,36%) xuống 238,34 điểm. UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,12%) xuống 99,46 điểm. Sự phân hóa diễn ra rõ nét khi có 385 mã tăng giá, trong khi có 372 mã giảm và 815 mã đứng giá/không giao dịch. Toàn thị trường có 19 mã tăng trần nhưng ghi nhận đến 20 mã giảm sàn.
Tâm điểm của thị trường phiên hôm nay tập trung vào nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Bamboo Capital. Trong đó, BCG, BCR, BGR hay TCD đều bị kéo xuống mức giá sàn và dư bán giá sàn lượng lớn. BCG phiên hôm nay dư bán giá sàn lên đến gần 71 triệu đơn vị. BCR cũng dư bán giá sàn 11,9 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá tốt trong phiên hôm nay và giúp giữ vững sắc xanh của VN-Index. Trong đó, nhóm cổ phiếu “họ” Vingroup có đóng góp lớn nhất khi VHM tăng đến 3,3% và đóng góp 1,32 điểm cho VN-Index. VIC tăng 2,06% và cũng đóng góp 0,78 điểm cho chỉ số. Trong tuần này và tuần sau, kết quả cơ cấu lại danh mục đối với bộ chỉ số FTSE Vietnam All-share và FTSE Vietnam Index và Marketvector Vietnam Local Index sẽ được công bố. Dù không bị loại khỏi rổ chỉ số, theo dự báo của chuyên gia phân tích từ Chứng khoán BIDV, hai cổ phiếu "nhà" Vin gồm VIC (Vingroup) và VHM (Vinhomes) dự kiến bị hai quỹ ngoại bán ra lần lượt 4,5 triệu đơn vị và 8,28 triệu đơn vị.
Một nhóm cổ phiếu cũng gây chú ý cho thị trường phiên hôm nay là chứng khoán. FTS tăng hơn 4,8%, VIX tăng 3,1%, BSI tăng 3%, VCI tăng 2,3%... Bên cạnh đó, các cổ phiếu như VNM, GAS, STB hay PLX cũng giao dịch theo chiều hướng tích cực.
Ở chiều ngược lại, CTG giảm 0,6% và là mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi của chỉ số này 0,32 điểm. Các mã như GVR, VPB, TPB… cũng giảm giá và phần nào gây áp lực lên thị trường chung.
Thanh khoản tăng mạnh trong phiên với dòng tiền đổ vào thị trường đạt hơn 23.380 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động nhất là trên sàn HoSE với khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt hơn 976 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 21.131 tỷ đồng, tăng 13%, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đến gần 4.100 tỷ đồng. Các mã giao dịch thỏa thuận mạnh có TCB (896 tỷ đồng), EIB (678 tỷ đồng), ACB (500 tỷ đồng)… Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.530 tỷ đồng và 717 tỷ đồng.
Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng nhưng giá trị giảm đáng kể so với phiên trước. Trong đó, dòng vốn này bán ròng 430 tỷ đồng trên toàn thị trường. TPB đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị 263 tỷ đồng. TNH và FPT bị bán ròng lần lượt 127 tỷ đồng và 73 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VHM được mua ròng mạnh nhất với 129 tỷ đồng. VCI cũng được mua ròng hơn 82 tỷ đồng.

-
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần 21-26/4: Tìm kiếm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu
-
PVFCCo - Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh