Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Chứng khoán tuần qua
Dòng vốn ngoại quay lại thị trường, VN-Index tiến sát ngưỡng kháng cự
Thanh Thủy - 22/11/2020 18:08
 
Nhiều thị trường tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, VN-Index cũng đang dần lấy lại những gì đã mất. Nhưng vùng 990 – 1.000 điểm cũng là ngưỡng cản tâm lý mạnh.
5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng trên 200 tỷ đồng tuần này
5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng trên 200 tỷ đồng tuần này

VN-Index đạt 990 điểm, điểm sáng từ động thái khối ngoại

Sắc xanh chiếm xu thế chủ đạo trên cả ba sàn chứng khoán Việt Nam tuần qua với các chỉ số chung đều có 4/5 tăng điểm. VN-Index tăng 2,45% so với cuối tuần trước, chạm mốc 990 điểm. HNX –Index và UPCoM Index tăng lần lượt 1,7% và 2,67%.

Thanh khoản thị trường cũng đồng loạt tăng mạnh. Trên sàn chứng khoán TP HCM (HoSE) – nơi có vốn hóa thị trường lớn nhất, giá trị giao dịch trong tuần đạt bình quân 9.682 tỷ đồng mỗi phiên, tăng 23,15% so với tuần trước. Còn tại sàn HNX, thanh khoản tăng 17% với giá trị giao dịch bình quân 1.084 tỷ đồng/phiên.

Điểm nổi bật trong giao dịch chứng khoán tuần này là sự trở lại của dòng vốn ngoại sau 7 tuần liên tiếp bán ròng trên HoSE. Dù về khối lượng thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng hơn 7 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng của khối ngoại tuần này đạt 456 tỷ đồng. Tổng cộng, có 5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng với giá trị trên 200 tỷ đồng gồm cổ phiếu của Vinamilk (271 tỷ đồng), Vingroup (245 tỷ đồng), Vincom Retail (223 tỷ đồng), Vietcombank (213 tỷ đồng) và Vietjet Air (205 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại cổ phiếu HDB của HDBank bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tới 395 tỷ đồng. VietinBank và VPBank cũng nằm trong top 10 bán ròng giúp nhà đầu tư ngoại thu về lần lượt 113 tỷ đồng và 68 tỷ đồng.

3/5 cổ phiếu được mua ròng gồm VCB, VNM và VJC nằm trong top 10 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào sức tăng của VN-Index tuần này. Chỉ riêng VCB với mức tăng 6,4% lên 92.500 đồng/cp đã giúp chỉ số tăng 5,86 điểm trên tổng cộng 23,7 điểm tăng thêm trong tuần này. Ở chiều ngược lại cổ phiếu VIC lại là cố phiếm kìm chân thị trường nhiều nhất khi giảm 3,35% so với cuối tuần trước.                                                                                      

Trên sàn HNX, hai cổ phiếu có vốn hóa lớn lớn nhất là ACB và SHB lại diễn biến trái chiều. Tuy vậy, đà tăng của ACB đã áp đảo và trở thành động lực chính giúp HNX-Index tăng điểm. Cổ phiếu ACB đóng cửa cuối tuần ở mức 27.300 đồng, vượt qua kỷ lục cũ hồi tháng 4/2018 (26.500 đồng/cp). Cũng trong tuần qua, sàn HoSE cho biết đã nhận đợc hồ sơ đăng ký niêm yết của ACB. Câu chuyện chuyển sàn cùng kỳ vọng cổ phiếu ACB đặt được chân vào nhiều rổ chỉ số cũng là một trong các nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh.

Nhóm cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng tiếp tục gây chú ý trong tuần này. Nhóm cổ phiếu thép tiếp nối đà tăng tuần trước nhưng đang có dấu hiệu điều chỉnh ở một số cổ phiếu như POM (Pomina), NKG (Thép Nam Kim), HSG (Tập đoàn Hoa Sen). Tuy vậy, tính chung cả tuần cổ phiếu POM vẫn tăng gần 27%, nằm trong top 5 tăng giá tuần này. Một số cổ phiếu vật liệu xây dựng khác cũng tăng giá đáng chú ý như Thép Tiến Lên (+29%), Gạch CMC - CVT (+34,3%)…

Một số cổ phiếu cũng đã xác lập đỉnh giá mới trong tuần hưng phấn của toàn thị trường vừa qua, nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng nhờ các , tăng vốn hay kết quả kinh doanh khả quan.

VN-Index đứng trước vùng kháng cự, nhiều cổ đông nội bộ sắp “xả hàng”

.
VN-Index đứng trước vứng trước vùng cản tâm lý mạnh 990-1.000 điểm


So với cuối năm trước, không ít sàn chứng khoán khác trên thế giới thậm chí đã đạt mức tăng trưởng trên hai chữ số như chứng khoán Đài Loan (14,13%), Hàn Quốc (16,2%)… Chỉ số VN-Index của HoSE đến nay đang dần lấy lại những gì đã mất  khi chỉ còn thấp hơn 0,15% so với mức đỉnh của năm 2020 thiết lập hôm 22/1 (991,46 điểm). VN-Index đã nhiều lần không trụ vững ở quanh mức điểm này. Đứng trước vùng cản tâm lý mạnh 990-1.000 điểm, Chứng khoán Bảo Việt nhận định thị trường gặp áp lực điều chỉnh mạnh ở phiên giao dịch đầu tuần sau.

Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ số Nasdaq tăng 32%, S&P 500 tăng hơn 10%, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2,54%. Cũng trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã yêu cầu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hoàn trả 455 tỷ USD chưa sử dụng đã được phân bổ cho chương trình cho vay khẩn cấp sẽ hết hạn vào ngày 31/12 . Động thái trên dự báo làm giảm đáng kể năng lực của Fed trong việc củng cố hệ thống tài chính Mỹ. Cả ba chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần qua đều giảm. Áp lực từ thị trường chứng khoán thế giới cũng có thể tác động lên tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Tuần tới cũng là thời điểm cổ đông nội bộ của một số doanh nghiệp bắt đầu thực hiện lệnh giao dịch đã đăng ký trước đó. Mới đây, Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen tiếp tục đăng ký bán thêm 30 triệu cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen từ 25/11. Nếu thực hiện thành công, số lượng sở hữu sẽ giảm về hơn 43,1 triệu đơn vị, tỷ lệ 9,7% cổ phần. Ông Võ Thời, thành viên Hội đồng quản trị Thép Nam Kim cũng đã đăng ký bán toàn bộ 775.090 cổ phiếu NKG đang nắm giữ. Giao dịch dự kiến thực hiện trên sàn từ 26/11 đến 25/12/2020. Cả HSG và NKG đều đã tăng giá mạnh thời gian qua theo sóng cổ phiếu thép.

Chứng khoán An Bình: Động lực tăng trưởng từ nghiệp vụ đại lý phát hành
Từ đầu tháng 7, Geleximco liên tục thực hiện các đợt phát hành trái phiếu với đơn vị tư vấn đồng hành là Chứng khoán An Bình. Nguồn thu từ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư