-
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu -
Vosco lên kế hoạch đầu tư 8 tàu sau 11 năm chưa đầu tư đội tàu
Lợi nhuận ACV quý II vượt hai năm đại dịch và cũng là mức cao nhất kể từ sau cổ phần hoá |
Hơn 1.475 tỷ đồng từ lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay
Giữa tháng 7/2022, cặp tỷ giá JPY/USD xác lập mức đỉnh trong 24 năm. Đồng yên mất giá đã khiến 1 USD đổi được tới 138,14 yên Nhật vào ngày 14/7, nhiều hơn 19% so với thời điểm đầu năm.
Trái với cuộc đua tăng lãi suất các hàng loạt các ngân hàng trung ương trên thế giới, mức lạm phát khiêm tốn cho phép Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, cũng là nguyên nhân khiến đồng yên Nhật mất giá mạnh vài tháng qua. Trong khi đó, tại Việt Nam, đồng nội tệ chỉ mất giá 2,47%. Tỷ giá chéo JPY/VND do vậy cũng giảm mạnh. Theo mức tỷ giá mua chuyển khoản yết tại Vietcombank ngày 30/6, 1 yên Nhật chỉ còn đổi được 167,4 đồng, giảm 13,7% so với thời điểm đầu năm và giảm 8,9% so với thời điểm cuối quý I.
Về lý thuyết, đồng yên mất giá gây khó với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do giá hàng hoá trở nên đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có các khoản vay nợ bằng yên Nhật, đồng nội tệ lên giá lại giúp thu bớt khoản nợ khi quy đổi về VND.
Theo báo cáo tài chính quý II vừa công bố, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - doanh nghiệp đang vay nợ hơn 12.000 tỷ đồng toàn bộ bằng yên Nhật ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá 1.479 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ hơn 4,7 tỷ đồng là lãi chênh lệch tỷ giá trong kỳ. Chưa kể, ACV còn thực lỗ chênh lệch tỷ giá trong kỳ 3,3 tỷ đồng. Chênh lệch tỷ giá mới mang về khoản thực lãi khiêm tốn.
Còn lại, hơn 1.475 tỷ đồng đến từ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các khoản vay. Khoản “tạm lãi” này đóng góp 77% doanh thu tài chính và 27,5% tổng doanh thu quý II. Tuy nhiên, phần lãi này phụ thuộc vào diễn biến giao dịch của tỷ giá, thậm chí là gánh nặng cho ACV trong quý III nếu đồng Yên đảo chiều hồi phục. Thực tế, tỷ giá JPY cũng đã quay đầu trong nửa cuối của tháng 7, tỷ giá hiện nhích nhẹ so với cuối quý II.
Tại ngày 30/6, nợ vay chiếm 27,3% trong cơ cấu tổng nguồn vốn gần 55.883 tỷ đồng của tổng công ty. Các khoản vay nợ ngân hàng ngắn và dài hạn của ACV đạt 12.007 tỷ đồng, trong đó 317 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn trả trong vòng một năm tới. ACV có 4 khoản vay, đều bằng đồng yên, có kỳ hạn dài và hầu hết là khoản vay ODA. So với thời điểm đầu năm, nợ vay các tổ chức tín dụng của ACV giảm 1.920 tỷ đồng, một phần do trả nợ gốc được (181,2 tỷ đồng) nhưng phần chính còn lại nhờ đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ.
Doanh thu kinh doanh lõi gấp 2,2 lần vẫn chưa hồi phục về mức trước dịch
Ngoài ghi nhận doanh thu chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ cao đột biến, hoạt động kinh doanh chính của ACV còn hồi phục mạnh so với mức nền thấp cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính quý II đạt 3.445 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ. Nguồn thu lớn nhất đến từ phục vụ hành khách (1.557 tỷ đồng), dịch vụ hạ cất cánh (542 tỷ đồng). Sự hồi phục của doanh thu kinh daonh và lãi đột biến nhờ tỷ giá giúp ACV báo lãi trước thuế 3.218 tỷ đồng, vượt lãi hai năm đại dịch.
Quý II/2022 cũng đánh dấu quý tăng thứ ba liên tiếp sau khi hoạt động vận tải hành khách chịu ảnh hưởng mạnh vì các đợt giãn cách xã hội khi đại dịch bùng phát tại Việt Nam vào quý II và đặc biệt là quý III năm ngoái.
Dù hồi phục nhanh, doanh thu kinh doanh lõi của ACV chưa trở về giai đoạn trước đại dịch (3-4 nghìn tỷ đồng mỗi quý).
Sau nửa đầu năm, ACV đạt 5.564 tỷ đồng doanh thu và 4.306 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 61,5% và 188% so với cùng kỳ. Cảng hàng không Việt Nam cũng đã hoàn thành 54% mục tiêu doanh thu và vượt 68% kế hoạch lợi nhuận (2.566 tỷ đồng). Nếu không tính khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại (1.743,5 tỷ đồng), ACV cũng đã tiến sát mục tiêu đề ra.
Tại cuộc họp về các Dự án đang triển khai tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 9/7, Chính phủ đã đồng ý triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn; đồng thời, Thủ tướng đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3. Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và TP.HCM bàn giao 16,05 ha đất quốc phòng cho Dự án nhà ga hành khách T3 và khoảng 11,89 ha đất quốc phòng cho Dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa. ACV và UBND TP.HCM được giao tiến hành khởi công trong quý III/2022 sau khi nhận bàn giao mặt bằng, hoàn thành đồng bộ và đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 9/2024.
-
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
Doanh thu tháng 10/2024 của Vĩnh Hoàn tiếp tục tăng 59%, lên 1.206 tỷ đồng -
Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 cân đối để tối ưu dòng tiền -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025