-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư, rất quan trọng đối với TP.HCM, góp phần giải quyết tình hình ngập úng do thủy triều kéo dài trong nhiều năm qua. Với vị trí địa lý một mặt giáp biển Đông và các sông lớn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông, hiện TP.HCM có hơn 60% diện tích mặt đất thấp hơn mực nước đỉnh triều và khoảng 70% diện tích nằm trên nền đất yếu đang bị lún. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước triều ngày càng dâng cao, trong khi mặt đất hạ thấp do lún dẫn đến tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) với tiến độ thực hiện dự kiến là 36 tháng (từ năm 2016 - 2018). Mục tiêu của Dự án nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Đồng thời, chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước và hỗ trợ trữ nước mưa khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và góp phần cải tạo cảnh quan, môi trường.
Vùng dự án được giới hạn bởi: phía Bắc giáp với rạch Tra, phía Nam giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp kênh An Hạ, phía Đông giáp sông Sài Gòn và Nhà Bè, thuộc địa bàn các quận/ huyện: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Chánh, Nhà Bè, Bình Thạnh, Hóc Môn. Theo đó, Dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định, có bề rộng 40 - 160 m; xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 m3/s, 1 trạm bơm 24m3/s tại cống Tân Thuận, 1 trạm bơm 18m3/s tại cống Phú Định…
Sau 4 tháng thi công, Dự án đã triển khai đồng loạt 6 cống và đê kè chống ngập. Do triển khai đồng loạt ngay sau khi khởi công nên vấn đề giải tỏa đền bù chưa theo kịp tiến độ thi công.
“Hiện nay, các phần đất thuộc sở hữu nhà nước đã được bàn giao cho chủ đầu tư thi công, tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa như: cơ chế phối hợp triển khai giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng Thẩm định bồi thường Thành phố chưa thông suốt. Cống Cây Khô thuộc quận 7 hiện tại chưa có đường vào. Với hạng mục này, cần có ý kiến của Khu quản lý liên hợp xử lý chất thải Thành phố để sớm giao phần diện tích đất như quy hoạch cây xanh cách ly để làm đường vào Dự án và phục vụ dân sinh”, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam cho biết.
Cũng theo ông Tiến, hiện tại, hồ sơ đền bù ở một số quận, huyện mà Dự án đi qua như quận 7, Nhà Bè… chưa hoàn thành, chỉ có cống Mương Chuối quận 8 là hoàn thành. Do đó, cần các quận, huyện, phường, xã trong vùng Dự án hỗ trợ chủ đầu tư thông báo và vận động các hộ dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện để đơn vị đo đạc, lập bản đồ hiện trạng vị trí và cắm mốc ranh Dự án. Các đoạn đê kè nằm trong chỉ giới an toàn sông Sài Gòn cần được UBND quận 7 và quận Nhà Bè hỗ trợ vận động các doanh nghiệp bàn giao.
“Tại khu vực bến thủy nội địa tạm khu vực Phú Xuân cũng phải tạm dừng thi công do một chủ bãi vật liệu xây dựng có hành vi cản trở. Chủ đầu tư mong muốn Thành phố hỗ trợ vận động người dân hợp tác để thực hiện thi công hạng mục này”, ông Tiến đề nghị.
Ngoài ra, theo ông Tiến, Dự án còn khá nhiều hạng mục cần được Thành phố khẩn trương hỗ trợ di dời để chủ đầu tư thực hiện nhanh, đúng thời gian như hệ thống điện, cáp quang, cấp nước, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng đi qua các hạng mục của Dự án. “Nếu chính quyền Thành phố không vào cuộc quyết liệt thì các hạng mục thi công sẽ bị bế tắc và tiến độ hoàn thành Dự án sẽ bị chậm so với kế hoạch”, ông Tiến nói.
Được biết, mới đây Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã đi thị sát các điểm mà Dự án đang bị vướng. Sau khi kiểm tra, ông Phong giao lãnh đạo các quận, huyện mà Dự án đang thi công tiến hành ngay việc đền bù giải tỏa mặt bằng.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025