
-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD
Theo báo cáo cập nhật của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông-chủ đầu tư) về tình hình cung cấp cát cho Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn qua Thành phố.
Báo cáo cho thấy, đến thời điểm hiện tại, nguồn cung cấp cát cho Dự án được các nhà thầu huy động từ các mỏ cát thương mại trong nước, nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia và nguồn cát thương mại từ các mỏ mà 3 địa phương gồm Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre đã cam kết cung cấp cho Dự án.
Tính đến tháng 2/2025, tổng khối lượng cát đã huy động về công trường đoạn qua TP.HCM là 1,55 triệu m3. Tổng khối lượng cát còn lại tiếp tục phải huy động cho Dự án là hơn 5 triệu m3, trong đó năm 2025 là 4,7 triệu m3 và năm 2026 là 0,35 triệu m3.
![]() |
Thi công Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn qua TP. Thủ Đức - Ảnh: Lê Toàn |
Về tình hình cấp phép khai thác các mỏ cát, tính đến tháng 2/2025, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre mới cấp phép khai thác được 6 trong tổng số 13 mỏ cát.
Việc cấp phép khá chậm so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 391/TB-VPCP ngày 19/8/2024 của Văn phòng Chính phủ (phải hoàn thành cấp phép trong tháng 8/2024) và thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 của Văn phòng Chính phủ (hoàn thành cấp phép trong tháng 12/2024).
Việc cấp phép chậm dẫn đến khối lượng cung cấp chưa đáp ứng theo tiến độ của Dự án như đã cam kết.
Với công suất khai thác của 6 mỏ cát hiện nay thì chỉ cấp cho Dự án tối đa được 2,5 triệu m3, so với nhu cầu 4,7 triệu m3 của năm 2025.
Do vậy, Ban Giao thông kiến nghị UBND Thành phố, đề nghị tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ nâng công suất khai thác 3 mỏ đang khai thác, cung cấp cho Vành đai 3 lên 50% trong tháng 3/2025.
Tỉnh Tiền Giang, hỗ trợ đẩy nhanh thủ tục liên quan để hoàn thành cấp phép 4 mỏ còn lại. Đồng thời, hỗ trợ nâng công suất khai thác 3 mỏ đang chuẩn bị khai thác gồm Vàm Cái Thia; Hòa Khánh 1; Hòa Hưng 5 lên 50%.
Dự án đường Vành đai 3 đoạn đi qua địa bàn TP.HCM có chiều dài hơn 47 km. Tổng mức đầu tư phần xây lắp là 22.412 tỷ đồng. Còn chi phí giải phóng mặt bằng là 25.610 tỷ đồng.

-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Quảng Nam rà soát ranh giới Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)