Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Dự án xi măng nào sẽ đi vào vận hành trong năm 2020
Thế Hải - 18/12/2019 10:35
 
Dự án đầu tư nhà máy Xi măng Tân Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An, công suất 2 triệu tấn/năm, theo đúng kế hoạch sẽ hoàn thành đầu tư, lắp đặt thiết bị và đi vào vận hành trong năm 2020.
Xi măng Tân Thắng, công suất 2 triệu tấn/năm sẽ đưa vào vận hành trong năm 2020.
Xi măng Tân Thắng, công suất 2 triệu tấn/năm sẽ đưa vào vận hành trong năm 2020.

Dự án Nhà máy xi măng Tân Thắng thuộc Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ximăng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với tổng mức đầu tư 4.902 tỷ đồng, được xây dựng tại thôn Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An do Công ty CP Xi măng Tân Thắng làm chủ đầu tư.

Trước đó, vào năm 2015, Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng  đã được BIDV và BacABank cam kết tài trợ khoản vốn 3.150 tỷ đồng (trong đó BIDV làm đầu mối thu xếp 2.400 tỷ đồng, BacABank tài trợ 750 tỷ đồng) để triển khai dự án này, với thời hạn cho vay 12 năm.

Nhà máy xi măng Tân Thắng sử dụng thiết bị, dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ nhóm nước EU, G7 cùng thiết bị được nội địa hóa tại Việt Nam đạt tỷ ệ 77%. Với công suất từ 2 – 2,5 triệu tấn/năm, dự án được triển khai lắp đặt giai đoạn 1 từ ngày 21/6/2018, hoàn thành vào ngày 21/11/2019. 

Toàn bộ dây chuyền, thiết bị được cung cấp bởi các hãng sản xuất thiết bị xi măng lớn như Bedeschi (Otalia), Thyssenkrupp (Đức), Loesche, Haver&Boecker (Đức), ABB (Thụy Sỹ)…

Được biết, Liên danh Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C mất 17 tháng để hoàn thiện công tác xây lắp cho Dự án này. Với khối lượng thi công lắp đặt lên đến 20.000 tấn với tỷ lệ nội địa hóa phần chế tạo thiết bị lên đến 77%.

Việc đi vào vận hành trong năm 2020 của dự án xi măng Tân Thắng được đánh giá là thuận lợi về thị trường khi tiêu thụ xi măng cả nội địa lẫn xuất khẩu trong 2 năm 2018-2019 đều có tăng trưởng và dự báo còn duy trì mức tăng tương tự trong năm 2020

Thị trường tiêu thụ của Tân Thắng được xác định là  các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Ngoài ra, 30% sản lượng sẽ được xuất khẩu sang thị trường Lào và một số thị trường khu vực.

Năm 2019, tiêu thụ xi măng, clinker dự tính khoảng 97 - 98 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2018. Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 67 triệu tấn, xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker khoảng 31 - 32 triệu tấn, tương đương năm ngoái, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,27 tỷ USD. Năm 2019 cũng đánh dấu 1 năm không có dự án mới nào đi vào vận hành trong ngành xi măng.

Bước sang năm 2020, Bộ Xây dựng dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ tiếp tục tăng ở mức 4 - 5% so với năm 2019, đạt khoảng 101 - 103 triệu tấn, trong đó, tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 69 - 70 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 32 - 34 triệu tấn.

Về với Vicem, Xi măng Hạ Long và Sông Thao vẫn lỗ lũy kế 3.928 tỷ đồng
2 doanh nghiệp xi măng thua lỗ về với Vicem là Hạ Long và Sông Thao vẫn đang oằn vai với khoản lỗ lũy kế trên 3.928 tỷ đồng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư