
-
UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,2 tỷ USD
-
Chuyên gia tài chính: Silicon Valley Bank sẽ trụ vững nếu đây không phải thời kỳ của mạng xã hội
-
Boeing tiếp tục bàn giao 787 Dreamliners sau nhiều tuần tạm dừng
-
Goldman Sachs: Fed sẽ không nâng lãi suất trong tháng 3 sau loạt đổ vỡ ngân hàng
-
Dù giới chức Mỹ “cứu” SVB, loạt cổ phiếu ngân hàng vẫn giảm sốc, có mã giảm 70% -
Bitcoin xuống dưới 20.000 USD, thị trường tiền điện tử bốc hơi 70 tỷ USD trong 24 giờ
![]() |
Đồng euro tại một cửa hàng ở Lille, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
ECB đang tăng lãi suất với tốc độ kỷ lục nhằm kiểm soát lạm phát ở mức cao tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), do nhiều yếu tố như tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine.
ECB được cho là sẽ tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,5 điểm phần trăm lên 2,5% tại cuộc họp lần này, đúng như dự kiến hồi tháng 12/2022. Đây sẽ là mức lãi suất cao nhất mà các ngân hàng phải trả khi gửi tiền tại ECB kể từ tháng 11/2008, sau khi tăng từ mức thấp kỷ lục -0,5% vào tháng 7/2022.
Tuy nhiên, Chủ tịch ECB Christine Lagarde chắc chắn đối mặt với yêu cầu tăng lãi suất ở mức thấp hơn từ tháng tới, sau khi Mỹ đã giảm tốc độ tăng tại cuộc họp vừa kết thúc ngày 1/2 và một số số liệu cho thấy triển vọng của kinh tế Eurozone xấu đi.
Cho đến nay, bà Lagarde phản bác những quan điểm cho rằng ECB đang lùi bước trong nỗ lực chống lạm phát và các nhà đầu tư mong muốn bà và các quan chức ECB tái khẳng định lập trường này tại cuộc họp vào ngày 2/2.
Hồi tháng 12/2022, ECB cho biết lãi suất sẽ tăng với tốc độ ổn định cho đến khi lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2%.
Số liệu công bố gần đây cho thấy lạm phát cơ bản giảm nhanh kể từ khi đạt mức kỷ lục 10,6% hồi tháng 10/2022, nhưng lạm phát lõi, không bao gồm giá nhiên liệu và thực phẩm, vẫn tăng.
Kinh tế Eurozone bất ngờ tăng trưởng trong quý IV/2022, nhưng chủ yếu nhờ mùa Đông ấm bất thường.
Các thị trường tài chính nhận định lãi suất tiền gửi tại ECB sẽ đạt đỉnh 3,5% vào mùa Hè, mức cao nhất kể từ đầu thế kỷ này.
ECB cũng sẽ sẵn sàng công bố kế hoạch giảm lượng trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ euro đang nắm giữ, dừng một số chương trình mua tài sản đã thực hiện nhằm thúc đẩy lạm phát trong suốt gần một thập kỷ.

-
Fed sẽ lựa chọn giữ ổn định tài chính hay hạ nhiệt lạm phát? -
Ngân hàng trung ương Nga giữ lãi suất cơ bản ở mức 7,5% -
Nhật Bản: BoJ nắm giữ lượng trái phiếu kỷ lục tới 4.100 tỷ USD -
OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,6% -
Eurozone: Lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2008 -
Toàn cảnh drama Credit Suisse: Hàng loạt bê bối cho tới ngày khủng hoảng thanh khoản -
ECB tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2008
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/3
-
2 Hoán đổi nợ trái phiếu sang tài sản khác: Quyền đương nhiên của trái chủ
-
3 Dự án Khu dịch vụ chất lượng cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi: “Làm xiếc” trên đất công sản
-
4 Các doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
-
5 Tiếp tục gỡ vướng thiếu thiết bị, vật tư y tế
-
SABECO và Bia Saigon khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam
-
BIDV đồng hành tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2023
-
Công ty AseanWindow sở hữu bộ cửa lùa nhôm kính lớn nhất Việt Nam
-
Đội nữ Biwase đoạt chức vô định Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương-Cúp Biwase 2023
-
Vedan Việt Nam nhận giải Rồng Vàng 2023
-
BamBoo Airway chính thức mở đường bay kết nối Thủ đô Hà Nội và Cà Mau