
-
11 tour du lịch độc đáo “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản”
-
“Sắc màu Đất Tổ” chắp cánh cho du lịch Phú Thọ
-
Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ
-
Cơ hội quảng bá, hút khách du lịch trong những ngày lễ lớn
-
Sôi động kích cầu du lịch hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM -
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội
Khách quốc tế trải nghiệm du thuyền. |
Phát triển sản phẩm du lịch quanh năm
Du lịch Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào tính mùa vụ. Mùa hè, hay các dịp lễ, tết, nhiều điểm đến quá tải, giá phòng tăng vọt, giao thông ùn tắc, trải nghiệm của du khách bị ảnh hưởng nặng nề. Ngược lại, mùa thấp điểm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhiều điểm đến rơi vào cảnh đìu hiu, doanh thu sụt giảm, nhân lực tạm nghỉ, hoạt động quảng bá cũng chững lại.
Hệ lụy không chỉ là mất cân đối trong chuỗi cung ứng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu du lịch quốc gia. Doanh nghiệp không thể đầu tư dài hạn nếu không có dòng tiền ổn định. Người lao động không thể gắn bó với nghề nếu mỗi năm chỉ làm việc hiệu quả trong vài tháng. Nhiều điểm đến bị phá vỡ kết cấu sinh thái và cộng đồng khi khách đổ dồn vào mùa cao điểm rồi bỏ trống trong phần còn lại của năm.
Theo ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), nếu không xóa được tính mùa vụ, ngành du lịch Việt Nam sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng lặp phát triển thiếu bền vững, thiếu sức bật và dễ tổn thương trước biến động.
Xóa tính mùa vụ trước hết cần thay đổi tư duy phát triển sản phẩm. Thay vì chỉ chăm chăm vào những sản phẩm theo mùa, như biển hè, lễ hội Tết, cần xây dựng các trải nghiệm có thể khai thác được quanh năm.
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness) là một trong những hướng đi tiềm năng. Những khu nghỉ dưỡng giữa núi rừng, bên suối khoáng nóng, resort kết hợp yoga, thiền định… đang trở thành xu hướng toàn cầu. Đây là mô hình mà các tỉnh như Quảng Ninh (với suối khoáng Yoko Onsen), Thanh Hóa (suối khoáng nóng Quảng Yên), Lào Cai (Bản Hồ, Bắc Hà)… hoàn toàn có thể khai thác, kể cả trong mùa đông.
Du lịch văn hóa, tâm linh cũng là loại hình ít chịu ảnh hưởng của thời tiết. Những tour hành hương về Yên Tử, chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính… hay trải nghiệm lễ hội văn hóa bản địa ở các làng cổ, làng nghề, nếu được thiết kế sáng tạo và kết nối với cộng đồng, có thể thu hút du khách quanh năm.
Đặc biệt, du lịch cao cấp đang mở ra cơ hội lớn để xóa mùa vụ. Theo ông Phạm Hà, Chủ tịch, kiêm CEO
LuxGroup, khách du lịch cao cấp không phụ thuộc vào mùa hè hay dịp lễ. Họ đi du lịch vào thời điểm phù hợp với nhu cầu cá nhân và thường tìm kiếm trải nghiệm riêng tư, dịch vụ cao cấp, nội dung sâu sắc. “Du khách cao cấp đến Việt Nam để nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa và sẵn sàng chi trả cao hơn cho những trải nghiệm đáng giá. Đó là phân khúc chúng ta cần nhắm tới để làm đầy các tháng thấp điểm”, ông Phạm Hà nói.
LuxGroup đang xây dựng các sản phẩm không bị bó buộc bởi thời tiết hay thời vụ, như du thuyền phong cách Đông Dương, hành trình khám phá bằng thủy phi cơ, dạ tiệc hoàng gia tại Huế, nghệ thuật tuồng cổ trên sông Hàn… Câu chuyện của doanh nghiệp này cho thấy, chỉ cần sản phẩm đủ hấp dẫn, khách sẽ đến quanh năm.
Mở rộng điểm đến vệ tinh, quảng bá trúng đích
Thêm một nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam mang tính mùa vụ là hoạt động quảng bá còn dàn trải, thiếu chiến lược theo mùa và thị trường. PGS-TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích: “Mỗi thị trường quốc tế có lịch nghỉ lễ, đặc điểm khí hậu, hành vi du lịch khác nhau. Nếu chúng ta không phân tích kỹ để nhắm trúng nhu cầu, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kéo khách vào mùa thấp điểm”.
Ví dụ, mùa đông ở châu Âu lại là thời điểm lý tưởng để quảng bá du lịch biển Việt Nam, nơi nắng ấm quanh năm. Các nước Trung Đông có thời gian nghỉ lễ kéo dài vào mùa xuân và mùa thu lại chính là giai đoạn các điểm đến miền núi phía Bắc của Việt Nam đẹp nhất trong năm. Với nhóm khách Nhật Bản và Hàn Quốc, các tour nghỉ dưỡng gắn với chơi golf, thiền, văn hóa, nông nghiệp… phù hợp quanh năm.
Một nguyên nhân nữa khiến du lịch bị mùa vụ là dòng khách chỉ tập trung ở một vài địa phương nổi bật như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hạ Long, Phú Quốc, trong khi nhiều địa phương khác chưa phát huy hết tiềm năng. Để xóa mùa vụ, PGS-TS. Phạm Hồng Long cho rằng, cần có chiến lược phân bổ khách hợp lý, tạo các cụm điểm đến vệ tinh. Ví dụ, khách đến Đà Nẵng có thể được gợi ý đi tiếp Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi. Khách đến Hà Nội có thể mở rộng sang Lạng Sơn, Ninh Bình, Hòa Bình…
Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, số hóa thông tin du lịch, dịch vụ lưu trú, trải nghiệm về đêm.
Du lịch cộng đồng, du lịch xanh và không phát thải đang là xu hướng toàn cầu. Du lịch bền vững không còn là khẩu hiệu, mà là tiêu chí lựa chọn điểm đến của 70% du khách sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm thân thiện môi trường. Đây là những giá trị phát triển lâu dài, góp phần xóa tính mùa vụ.
Tuy nhiên, sản phẩm tốt vẫn cần được quảng bá hiệu quả đến đúng đối tượng khách quanh năm. Theo ông Hà Văn Siêu, để thu hút du khách quốc tế, việc mở các văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại các trung tâm lớn như Tokyo, Seoul, London, Dubai, New York… đang được đẩy mạnh. Do đó, các địa phương cần chủ động tham gia các hội chợ quốc tế, hợp tác với hãng hàng không, đơn vị truyền thông quốc tế để tạo “chiến dịch theo mùa”, đưa thông điệp phù hợp tới đúng đối tượng. Đồng thời, ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá, tiếp thị số giúp các doanh nghiệp cá nhân hóa thông điệp tiếp cận khách hàng. Đây là xu hướng tất yếu để đi đúng người, đúng thời điểm và đúng nhu cầu.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, cạnh tranh khốc liệt, du lịch Việt Nam buộc phải thay đổi để xóa tính mùa vụ bằng những sản phẩm có chiều sâu, đổi mới tư duy xúc tiến, đầu tư bền vững, phân bổ lại dòng khách và tận dụng xu hướng mới. Đây không còn là lựa chọn, mà là con đường duy nhất để vươn mình.

-
Du lịch Việt Nam làm gì để xóa tính mùa vụ? -
Cơ hội quảng bá, hút khách du lịch trong những ngày lễ lớn -
Sắp diễn ra Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 -
Sôi động kích cầu du lịch hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM -
Tàu hạng sang “Hoa Phượng Đỏ”: Cú hích cho du lịch Hải Phòng - Hà Nội -
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội -
Đồng Tháp công nhận 105 điểm du lịch cộng đồng
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển