
-
CPI bình quân 6 tháng năm 2025 tăng 3,27%
-
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
-
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD
-
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025 -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường
Tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc tăng mạnh
Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, diễn ra hồi tháng 3/2025, giữa lúc phần lớn các gian hàng đã dọn dẹp, thì một gian hàng vẫn say sưa livestream giới thiệu sản phẩm cà phê Tây Nguyên tới người dùng Trung Quốc. Hình ảnh này khiến chị Nguyễn Thị Thu Hà (TikToker Hana Ban Mê) - người nhiều năm quảng bá cà phê Việt không khỏi bất ngờ.
“Điều đó cho thấy, cà phê Việt đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc”, chị Thu Hà nói.
Từ một thị trường mạnh về tiêu thụ trà, những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một nhà nhập khẩu cà phê đầy tiềm năng. Theo thống kê, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 5 triệu bao cà phê trong niên vụ 2023-2024, là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 7 thế giới.
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, trong năm 2024, nước này nhập khẩu hơn 190.000 tấn cà phê, trị giá 972,6 triệu USD, tăng 24% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với năm 2023.
Sức tiêu thụ gia tăng của Trung Quốc cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam - quốc gia sở hữu nguồn cung cà phê lớn thứ hai thế giới. Theo đó, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ từ mức 9,44% (năm 2023), lên 12,62% (năm 2024). Việt Nam cũng trở thành thị trường cung cấp cà phê đứng thứ 3 cho Trung Quốc trong năm 2024, đạt 24.100 tấn, trị giá 100,6 triệu USD.
Dù lượng tiêu thụ cà phê của Trung Quốc chỉ bằng 1/4 so với Mỹ hay Brazil, nhưng tốc độ tăng trưởng lại đạt mức hai chữ số mỗi năm, đặc biệt ở giới trẻ thành thị. Không chỉ tìm đến các loại cà phê hòa tan đóng sẵn theo gói, người Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sản phẩm cà phê chế biến theo công thức hiện đại, thẩm mỹ cao, tạo động lực cho các thương hiệu cà phê kinh doanh dạng chuỗi.
Ông Jason Yu, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel thông tin, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng chuộng lối sống theo kiểu Tây và cà phê rõ ràng là một trong những đồ uống đại diện cho điều đó.
Cà phê Việt cần giải bài toán về khẩu vị
Trong cơ cấu cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, cà phê chế biến chiếm phần lớn, với tỷ trọng trên dưới 70%; 30% còn lại là cà phê nhân Robusta.
Việt Nam có những thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Vinacafe…, nhưng sự xuất hiện của các cửa hàng cà phê Việt Nam tại Trung Quốc vẫn còn rất ít. Hiện mới chỉ có Trung Nguyên đầu tư mở các cửa hàng cà phê ở thị trường này một cách bài bản, với 18 quán, bao gồm cả tự mở lẫn nhượng quyền. Số lượng này là quá nhỏ so với 16.200 cửa hàng của Luckin Coffee, 7.000 cửa hàng của Starbucks.
Một doanh nhân Trung Quốc đang sống tại Việt Nam đánh giá, cà phê Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển tại thị trường Trung Quốc, lợi thế chủ động về nguồn cung khiến Việt Nam có ưu thế trong cuộc chiến về giá. Ví dụ, một ly Espresso tại quán cà phê ở Trung Quốc có giá 20-40 nhân dân tệ (khoảng 70.000-140.000 đồng), trong khi cà phê Việt Nam có giá hợp lý hơn, một tách cà phê đen đá hoặc cà phê sữa đá ở quán vỉa hè chỉ từ 15.000 - 30.000 đồng.
Tuy nhiên, doanh nhân này nhấn mạnh, khẩu vị cà phê của hai nước có nhiều điểm khác biệt và đây là điểm các thương hiệu Việt cần chú ý nếu muốn tăng cường kinh doanh hay mở quán tại Trung Quốc. Trong quá trình trải nghiệm một số sản phẩm cà phê tại Việt Nam, ông nhận thấy cà phê Việt Nam có hương vị mạnh và khá nồng, còn người Trung Quốc, nhất là người trẻ, thường thích uống cà phê được pha chế theo công thức hiện đại.
Bản thân ông thường dùng cà phê của một thương hiệu có tên Nam Sơn, mang trực tiếp từ Trung Quốc sang, giá khoảng 1,6 triệu đồng cho một túi gần 0,5 kg. Ông đã tìm mua nhiều thương hiệu cà phê khác nhau của Việt Nam, nhưng chưa thực sự quen uống, vì các sản phẩm đó có độ đậm đặc cao.
Vị doanh nhân này kỳ vọng tìm được nhà sản xuất cà phê lớn ở Việt Nam để cùng nghiên cứu, bào chế, điều chỉnh công thức, hương vị cà phê sao cho phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc, để ông có thể sớm hoàn thành mục tiêu trở về Trung Quốc mở chuỗi cửa hàng cà phê.
Trong bối cảnh thị trường cà phê Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ với gần 50.000 chuỗi cửa hàng trên cả nước, các thương hiệu cà phê Việt Nam nếu muốn thâm nhập và bền vững thì điều kiện tiên quyết là phải điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với thị hiếu bản địa.
Khác với người Việt vốn ưa chuộng cà phê đậm, đắng, thì người tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ thành thị, có xu hướng yêu thích các loại cà phê vị nhẹ, ít đắng, thường được kết hợp với sữa tươi, kem, hương liệu trái cây hoặc các nguyên liệu độc đáo như muối, phô mai.
Việc giữ nguyên công thức truyền thống có thể khiến sản phẩm Việt khó tiếp cận và tạo được cảm tình với người tiêu dùng Trung Quốc. Để khắc phục điều này, các thương hiệu Việt cần thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, thử nghiệm khẩu vị qua các kênh bán hàng online, chuỗi phân phối nội địa hoặc hợp tác với đối tác bản địa để điều chỉnh độ đậm nhạt, độ ngọt, hương vị bổ sung sao cho vừa giữ được “chất Việt”, vừa hòa hợp với văn hóa tiêu dùng hiện đại của Trung Quốc.
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025 -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm xử lý tận cùng vấn đề an toàn thực phẩm -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đồng loạt giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower