-
Lùi thời hạn tắt sóng 2G Only đến ngày 16/10/2024 -
Hành trình "ăn gió, nằm sương, băng rừng nối sóng" của nhân viên VNPT -
Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G -
Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt -
Cơ bản khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc tại Hải Phòng, Quảng Ninh -
Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng đối diện với mối đe dọa an ninh mạng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trinh Dự án Luật Viễn thông sửa đổi. |
Tiếp tục Kỳ họp thứ năm, sáng 2/6, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật Viễn thông sửa đổi.
Nội dung mới đáng chú ý ở lần sửa đổi này là quy định về quản lý các dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (OTT viễn thông).
Thừa ủy quyền Thủ tướng trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, dịch vụ OTT viễn thông được sử dụng ngày càng phổ biến, có khả năng thay thế cho các dịch vụ viễn thông trong khi pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin.
Theo Bộ trưởng, Dự thảo Luật đưa ra các quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet theo nguyên tắc đưa khái niệm dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet vào Dự thảo Luật, việc phân loại cụ thể dịch vụ này do Chính phủ quy định chi tiết.
Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về quản lý việc cung cấp xuyên biên giới và hình thức cấp phép đối với các dịch vụ viễn thông mới trong đó có dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet để đảm bảo tính linh hoạt trên nguyên tắc quản lý bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đồng thời, vẫn đảm bảo cơ chế khuyến khích các dịch vụ mới phát triển.
Luật hóa quy định này còn nhằm quản lý bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Dự thảo Luật bổ sung quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ dữ liệu của người sử dụng.
Thẩm tra, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội phân tích, dịch vụ OTT về bản chất là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp các phần mềm ứng dụng (như Zalo, Viber, Telegram…). Theo kinh nghiệm quốc tế, hiện nay về cơ bản, các dịch vụ OTT (Over-the-Top) có thể được chia thành 2 loại chính, gồm: Dịch vụ OTT viễn thông; Dịch vụ OTT cung cấp nội dung thông tin.
Dịch vụ này hoạt động trên nền tảng Internet; người dùng dịch vụ có thể tự do sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng hoặc tùy ý thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà không cần phải có sự đồng ý của nhà cung cấp dịch vụ và không mất bất kỳ chi phí nào. OTT có chức năng hội thoại (telephone or voice over internet), họp trực tuyến (video conference), trao đổi trực tuyến (chat), tin nhắn (messaging)… và không thu phí.
Các đặc điểm này dẫn đến việc sử dụng dịch vụ OTT phát triển rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các dịch vụ tin nhắn và thoại truyền thống của các doanh nghiệp viễn thông ở nhiều quốc gia bao gồm cả thị trường Việt Nam.
Cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, quản lý dịch vụ OTT viễn thông là chính sách quan trọng, có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp, đến công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số đang đẩy mạnh.
Vì vậy, đa số ý kiến Ủy ban thẩm tra nhất trí cho rằng, pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý về vấn đề này sẽ dẫn đến quyền lợi của người sử dụng chưa được bảo đảm về bảo mật dịch vụ, tính minh bạch, thông tin, khả năng truy cập…
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy. |
Do đó, dịch vụ OTT viễn thông cần phải được quản lý theo cách thức phù hợp. Một số ý kiến đề nghị làm rõ đối với dịch vụ OTT cung cấp nội dung thông tin nếu không được quy định trong luật này thì thuộc phạm vi điều chỉnh ở luật nào.
Ngoài nội dung trên, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đối còn mở rộng với các dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, cũng được cơ quan thẩm tra tán thành.
Về cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, hiện chưa được điều chỉnh đầy đủ bởi các luật hiện hành. Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, hai dịch vụ này được xem là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, do đó cần phải có chế tài quản lý.
Ủy ban thẩm tra nhất trí cần phải có sự quản lý của Nhà nước đối với các dịch vụ này để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, an toàn, an ninh. Tuy nhiên đề nghị rà soát, làm rõ sự khác biệt về các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp giữa dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông.
Việc áp dụng các quy định pháp luật về dịch vụ viễn thông đối với dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây phải được cân nhắc để tránh việc làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến lợi ích mà các dịch vụ này mang lại cho nền kinh tế, không tác động tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào việc phát triển, cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam, cơ quan thẩm tra lưu ý.
Theo nghị trình, chiều 10/6, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
-
Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G -
Amazon đầu tư 10 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu ở Anh -
Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt -
Cơ bản khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc tại Hải Phòng, Quảng Ninh -
Lộ diện thiết kế hoàn chỉnh Galaxy S25 Ultra -
Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng đối diện với mối đe dọa an ninh mạng -
VinBigdata ra mắt ViFi - Giải pháp AI tạo sinh toàn diện cho ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi