-
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Giá cao, độ phủ hạn chế là rào cản lớn nhất trong phát triển tiêu dùng xanh -
Việt Nam đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn Halal để thâm nhập thị trường Hồi giáo -
Doanh nghiệp cá ngừ và ngư dân đối mặt nhiều khó khăn mùa cuối năm -
Chủ tịch VECOM: Hàng giá rẻ sẽ khó tồn tại lâu dài -
Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 9 tỷ USD
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trong buổi lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) diễn ra vào sáng nay (31/10/2024) tại tỉnh Hưng Yên.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Nguyễn Linh |
Mỗi sản phẩm cần có một câu chuyện
Bộ trưởng Hoan bày tỏ sự vui mừng khi được hòa mình vào sự kiện VIETNAM OCOPEX, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam lên “chuyến tàu tốc hành” đến với bạn bè gần xa.
Bộ trưởng kể, những năm 60 của thế kỷ trước, khi ấy Nhật Bản đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực nghiệm trọng. Thanh niên luôn muốn di cư lên các thành phố lớn tìm kiếm cơ hội. Tại một vùng quê nghèo Oyama có rất ít đất nông nghiệp có thể canh tác do địa hình chủ yếu là đồi núi.
Chính vì thế, Chính phủ khuyến khích nông dân trồng lúa để cứu đói, nhưng người dân ở đây lại lựa chọn cây mận, một loại cây phù hợp hơn. Để rồi với những thành công ngoài mong đợi vào những năm tiếp theo. Đó là một hành trình dài để hôm nay, nước bạn tự hào về một chương trình được lan tỏa ra nhiều nơi trên thế giới, đó là “Nhất thôn Nhất phẩm - Mỗi làng một sản phẩm”.
Phong trào mỗi làng một sản phẩm như một điển hình của việc phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng tài nguyên và nguồn lực địa phương. Từ một tỉnh nghèo, không lâu sau đó Oita đã được thế giới biết đến với những nông sản tuyệt hảo như nấm hương khô, lúa mạch… “Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi.
Là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp, Việt Nam tự hào là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, với đa dạng sản phẩm đặc sắc trải khắp chiều dài đất nước. Sinh thái riêng biệt từng vùng miền, 54 dân tộc anh em gắn kết, đậm đà bản sắc văn hoá. Đó chính là điều kiện tuyệt vời để tạo ra OCOP, một sản phẩm đòi hỏi sự khác biệt.
Người Việt Nam được biết đến với tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo, lại càng thuận lợi khi tiếp cận mô hình “Một làng một sản phẩm”. Tất cả sẽ là câu chuyện đầy cảm xúc, làm tăng thêm giá trị cho những sản phẩm OCOP. Sản phẩm của các chủ thể phải gói trọn tình yêu quê hương xứ sở, yêu thương con người.
“Tôi cảm nhận được hành trình đầy khó khăn khi các bạn đạt được thành công như ngày hôm nay. Các bạn đã biến điều không thể thành điều có thể. Khi nhìn những sản phẩm chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, những thông điệp giàu cảm xúc, tôi càng hiểu hơn về tựa đề 2 quyển sách: “Không có sông quá dài” và “Không có đỉnh quá cao”. Các bạn đã dấn thân vào con đường khởi nghiệp, tạo ra giá trị cho mình, cho làng quê và đất nước, để đến hôm nay tự tin đưa hình ảnh Việt Nam gói trọn trong từng sản phẩm vượt trùng khơi vươn ra biển lớn”, vị tư lệnh ngành nông nghiệp bày tỏ.
Tuy nhiên, ông Lê Minh Hoan cho rằng, với tài nguyên phong phú của đất nước, tinh thần năng động của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, những gì chúng ta đạt được còn khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng.
“Tôi nghĩ chúng ta phải làm được nhiều hơn thế và tốt hơn thế. Chúng ta phải tự nhìn nhận lại cách làm để có thể làm tốt hơn nữa, lợi nhuận mang về cho các chủ thể bền vững hơn. Khi mở rộng được thị trường sẽ kích hoạt các chủ thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn, tốt hơn, vượt trội hơn”, ông Hoan thẳng thắn.
Linh hoạt các nguồn lực hỗ trợ chương trình OCOP
Gần đây, hình ảnh về không gian trưng bày sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại và siêu thị ngày càng phổ biến. Không chỉ dừng lại ở đó, các địa điểm như sân bay, bến cảng, và trung tâm thông tin du lịch cũng đang hướng đến việc dành riêng không gian cho sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao vị thế và sức hấp dẫn của hàng Việt Nam.
Sự kiện VIETNAM OCOPEX không chỉ hướng đến mục tiêu xuất khẩu mà còn kích hoạt mạnh mẽ thị trường trong nước. Chỉ khi người tiêu dùng Việt Nam yêu mến và tin dùng sản phẩm OCOP, chúng ta mới có thêm nhiều sản phẩm đạt chuẩn để vươn ra thị trường quốc tế.
“Suy cho cùng, những sản phẩm chưa xuất khẩu chính là sản phẩm tiềm năng, có thể tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhau, nên rất cần được tư vấn hỗ trợ hoàn thiện hơn”, Bộ trưởng nói.
Thông qua sự kiện, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các trung tâm phân phối lớn hãy có chính sách tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm OCOP. Ông nhấn mạnh dù là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam đều có thể tham gia dẫn dắt thị trường cho sản phẩm OCOP.
OCOP không còn là một phong trào tự phát mà là một chương trình quốc gia nhằm kích hoạt sự năng động cộng đồng dân cư nông thôn và kiến tạo thế hệ doanh nông - doanh nhân nông nghiệp. OCOP - Trước hết và trên hết, là sản phẩm gắn bó với làng quê nông thôn, là sản phẩm của cộng đồng, gắn với cơ hội việc làm nông thôn. Mỗi sản phẩm đều có giá trị riêng, bổ trợ, kết nối lẫn nhau.
“Với tất cả trách nhiệm và bổn phận cùng đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các chủ thể OCOP cũng dốc hết sức cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Các bạn không chỉ có một mình, hãy tạo ra những vòng tròn các mối quan hệ, để giúp đỡ, chia sẻ, đồng hành. Các doanh nghiệp thành đạt sát cánh các doanh nông khởi nghiệp OCOP, theo tinh thần “Người đi trước rước người đi sau”, ông Hoan nói.
Đồng thời, người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương sát sao hơn, đưa sản phẩm OCOP đến các nhà khách, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu điểm du lịch. Mỗi địa phương cần có không gian tư vấn, huấn luyện khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo giúp sản phẩm OCOP ngày càng tinh luyện, thực sự trở thành niềm tự hào của địa phương và quốc gia.
-
Đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam lên “chuyến tàu tốc hành” -
Doanh nghiệp cá ngừ và ngư dân đối mặt nhiều khó khăn mùa cuối năm -
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đến thị trường điện tử Việt Nam -
Một thị trường trong ASEAN chi gần 2 tỷ USD mua gạo Việt Nam -
Chủ tịch VECOM: Hàng giá rẻ sẽ khó tồn tại lâu dài -
Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 9 tỷ USD -
Kinh doanh điều thô nhập khẩu từ châu Phi, nhiều doanh nghiệp vướng vòng lao lý
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo