-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Ảnh minh họa. |
Xuất khẩu tiến lên số hóa
Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam đã được các chuyên gia đưa ra tại Tọa đàm: Giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu trong tiến trình chuyển đổi số, diễn ra mới đây.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đại dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm qua đã dẫn đến những thiệt hại, tác động lớn với nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Một trong số những hệ quả nghiêm trọng nhất mà dịch bệnh gây ra chính là sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng, hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ.
Để thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp xuất khẩu phải diễn ra nhanh hơn để theo kịp với xu thế của thương mại toàn cầu.
TS. Nguyễn Tuấn Hoa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
TS. Nguyễn Tuấn Hoa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phân tích, Việt Nam là nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, do nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, mà trong mỗi FTA đều đặt mục tiêu tăng xuất khẩu để hưởng ưu đãi.
Để không bị lùi lại khi cả thế giới gia tăng các hoạt động “chốt đơn hàng” trên thương mại điện tử, hoạt động đầu tư chuyển đổi số cần được đẩy nhanh hơn. Với quy mô xuất khẩu dự kiến vượt 300 tỷ USD trong năm nay, lợi thế cho các doanh nghiệp Việt là nhiều nhà nhập khẩu tại Mỹ, EU, Nhật Bản… đã đánh giá Việt Nam như một trung tâm sản xuất lớn tại châu Á.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần gia tăng sự minh bạch về quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, các thông số đầu vào và quy trình sản xuất; đáp ứng chất lượng hàng hóa mà nhà nhập khẩu yêu cầu. Những yếu tố này phần nào sẽ được thể hiện qua quy trình sản xuất tiên tiến và năng lực số tại mỗi doanh nghiệp.
“Chuyển đổi số là cuộc cách mạng trong mỗi doanh nghiệp, là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhưng doanh nghiệp không nên chuyển đổi theo phong trào, không nên gấp gáp, cần hiểu doanh nghiệp mình cần gì để có lộ trình chuyển đổi thích hợp, không gây lãng phí nguồn lực”, ông Hoa nhấn mạnh.
Tại một sự kiện về doanh nghiệp thích ứng với kinh doanh trong thời kỳ đại dịch tổ chức mới đây, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - CTCP cho hay, trong giai đoạn dịch bệnh làm ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số tốc độ hơn, bởi nếu không có công cụ số hóa, hoạt động xuất khẩu sẽ bị gián đoạn.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu giày dép quy mô doanh thu trên 250 triệu USD/năm tại Đồng Nai chia sẻ, các giao dịch qua thương mại điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến. Thực tế thì những doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng, số hóa các mắt xích trong sản xuất, thương mại sẽ thích ứng nhanh hơn do đã được cọ sát với khách hàng từ trước.
Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch online
Từ đầu cầu Anh quốc, ông Nguyễn Trung Nam, Giám đốc điều hành Công ty Luật Eplegal Limidted nhận định, với 15 FTA đã ký kết, trong đó 14 FTA đang có hiệu lực, 1 FTA chờ phê chuẩn, chưa bao giờ thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi như hiện nay.
Theo ông Nam, các FTA này kết nối doanh nghiệp Việt với 60 nền kinh tế lớn trên toàn cầu, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu cần am tường thông tin về các quy định liên quan đến thương mại điện tử trong mỗi FTA.
“Đặc biệt, với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn, doanh nghiệp trong nước cần có đội ngũ tư vấn và làm thủ tục chặt chẽ để tránh rủi ro phát sinh trong thương mại điện tử”, ông Nam lưu ý.
Điều quan trọng được các diễn giả khuyến cáo là, cùng với quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải chuẩn hóa quy trình sản xuất hiện tại, từng bước nâng cao tự động hóa trong các nhà máy, hạn chế việc tiêu hao quá nhiều năng lượng, gây phát thải lớn… bởi đây là những nguyên nhân khó thuyết phục nhà nhập khẩu chốt đơn hàng. Các nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm đến quy trình để sản xuất ra một loại hàng hóa, thay vì chỉ nhìn vào giá bán.
Về dài hạn, một nền kinh tế nếu vẫn dựa vào khai thác tài nguyên thô để sản xuất ra sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường thì không bền vững. Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu tư sản xuất để hướng tới mô hình một nền kinh tế tuần hoàn, minh bạch, hàm lượng ứng dụng khoa học - công nghệ cao và chia sẻ nhiều hơn.
-
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025