
-
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
![]() |
Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. |
Người giơ biển là đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ông Toàn cho biết ông tranh luận với đại biểu Hà Đức Minh (Lào Cai) về việc tăng trần nợ công lên 51% GDP.
Trước đó, đại biểu Hà Đức Minh đề xuất hai vấn đề để có thêm nguồn lực để phục hồi kinh tế, khi mà đến tháng 8/2021,đã có 57/63 địa phương đã sử dụng hết nguồn ngân sách dự phòng và 8/63 địa phương đã sử dụng tối đa số dư quỹ dự trữ tài chính.
Đề xuất thứ nhất từ ông Minh là tăng mức bội chi ngân sách thêm 100.000 tỷ đồng (khoảng 1% GDP) để có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu chống dịch và phát triển. Việc tăng bội chi ngân sách thực hiện ngắn hạn trong 3 năm 2022-2024.
Và thứ hai, nới trần nợ công lên 50-52% GDP, vì trần nợ công đang được quy định là 60%, hiện mới đạt 44-46%. Vì thế, hoàn toàn có thể nới thêm để tiếp tục huy động vốn cho nền kinh tế.
Phó chủ nhiệm Nguyễn Hữu Toàn phân tích, tăng trần nợ công lên 51% GDP là mức tăng sẽ khiến dư nợ công đến năm 2025 tăng lên gấp đôi so với đầu nhiệm kỳ. Ông Toàn nhấn mạnh, như thế tạo ra rủi ro rất lớn cho an ninh tài chính quốc gia.
Theo đại biểu Toàn, con số nợ công của năm 2021 và chuẩn bị cho năm 2022 khoảng 44% GDP nhìn thì thấy tương đối thấp. Tuy nhiên, đó là do bước vào năm 2021, chúng ta điều chỉnh GDP tăng hơn 1 triệu tỷ đồng (tương đương mức tăng 25%), như vậy, mẫu số tăng lên, số dư nợ tuyệt đối không giảm, mức độ tăng nợ vẫn còn nên tỷ số nhìn có vẻ thấp nhưng cần hết sức quan tâm.
Phó chủ nhiệm Ủy ban giúp Quốc hội "gác cửa" về ngân sách nêu rõ, đến năm 2021, mức trả nợ lãi và gốc đã xấp xỉ 25%, tức là cứ 4 đồng chi tiêu thì có 1 đồng chi cho trả nợ. Và đây là nội dung cần quan tâm trong an ninh tài chính quốc gia.
Ông Toàn cũng nhấn mạnh thông tin nợ công tăng đều và liên tục qua các năm. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ bình quân là 18,1%/năm. Đến giai đoạn 2016-2020, Quốc hội, Chính phủ đặt ra mục tiêu ưu tiên kiểm soát nợ công để đảm bảo an ninh tài chính cũng như các cân đối vĩ mô nên tốc độ tăng bình quân được rút xuống còn trên 6,54%.
“Trong kế hoạch tài chính 5 năm hiện nay cũng xác định tăng 11%, nếu tăng trần nợ công lên 51% vào năm 2025 thì dư nợ công lúc đó khoảng 6,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp đôi so với đầu nhiệm kỳ”, ông Toàn phân tích và cho rằng cần hết sức thận trọng.
Cần có chương trình phục hồi kinh tế, song cần tính toán dư địa tài chính, tiền tệ một cách có cân nhắc để tránh rủi ro cho phát triển bền vững nền kinh tế về sau, đại biểu Toàn nêu ý kiến.

-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan -
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort