
-
Nút thắt mặt bằng “ghìm chân” hai dự án ven biển ở Quảng Trị
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
![]() |
Một cầu yếu cần được cải tạo trên tuyến đường sắt Bắc Nam |
Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét dừng chủ trương đầu tư dự án “Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2” sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc để có thể đưa vào trong Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh sử dụng vốn trong nước.
Theo Bộ GTVT, Dự án án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM, giai đoạn 2 (Dự án 41 cầu) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề xuất dự án tại Văn bản số 1732/TTg-HTQT ngày 04/10/2016 và phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 17/4/2017 sử dụng vốn vay ODA từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF). Dự án có hạn mức vốn 81,1 triệu USD, trong đó Chính phủ Hàn Quốc cho vay 68,9 triệu USD từ Quỹ EDCF; vốn đối ứng 12,2 triệu USD từ ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công hàm số 3526/BKHĐT-KTĐN ngày 27/4/2017 gửi EDCF đề nghị cung cấp vốn vay ưu đãi để thực hiện Dự án tuy nhiên EDCF vẫn chưa trả lời về nội dung này.
Việc nâng cấp, cải tạo các cầu yếu thuộc Dự án 41 cầu là rất cần thiết, cấp bách cần phải thực hiện ngay nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM. Theo đó, Bộ GTVT đã có công văn gửi EDCF đề nghị có ý kiến chính thức về khả năng tài trợ vốn để triển khai thực hiện Dự án trong năm 2019, EDCF đã có Công văn trả lời số VNM/18-3939 ngày 11/9/2018 trong đó nêu EDCF chưa thể khẳng định sẽ tài trợ cho Dự án trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 do việc thảo luận với Chính phủ Việt Nam về danh mục dự án đến 2020 đã dừng từ tháng 12/2017.
Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM là một trong những dự án quan trọng, cấp bách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho phép sử dụng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết 556/NQ-UBTVQH14 ngày 31/7/2018). Tại Văn bản số 7732/VPCP-KHTH ngày 15/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội cho các dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách.
Hiện Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM sử dụng vốn đầu tư công trung hạn đang được Bộ GTVT giao cho Ban quản lý dự án đường sắt lập đề xuất chủ trương đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.950 tỷ đồng, dự kiến nâng cấp, cải tạo 123 cầu yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam, thời gian đầu tư là từ năm 2018 đến tháng 6/2021.

-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng -
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower