-
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu -
Nam Việt lên kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 2.666,68 tỷ đồng -
Cảng Sài Gòn đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội -
Lợi nhuận Nhựa sinh thái Việt Nam giảm nhẹ trước thời điểm chào sàn UPCoM -
Cổ đông API, APS, IDJ "thở phào" sau hơn 1 năm "gồng lỗ"
Trong kế hoạch đầu tư nhà máy với tổng mức đầu tư gấp 1,76 lần quy mô tài sản, Công ty cổ phần Dược Hà Tây đã quyết định dựa một phần vào đối tác chiến lược Nhật Bản thông qua thương vụ phát hành riêng lẻ cổ phiếu.
Kế hoạch xây nhà máy mới của Dược Hà Tây là nhằm mở rộng mảng sản xuất thuốc hiện có tỷ suất lợi nhuận gộp lên tới 31%. |
Thêm một thương vụ M&A ngành dược
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Dược Hà Tây (mã DHT) được tổ chức mới đây đã mở đường cho đối tác chiến lược ASKA Pharmaceutical, một nhà sản xuất dược phẩm trong top 17 của Nhật Bản, nắm giữ 20% vốn doanh nghiệp này. Theo phương án đã được cổ đông thông qua, ngay trong năm 2020, phía ASKA Pharmaceutical đã chấp nhận chi gần 370 tỷ đồng để mua 5,28 triệu cổ phiếu phát hành mới. Giá chào bán là 70.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 25% so với thị giá hiện tại.
Thương vụ nếu thành công sẽ giúp vốn điều lệ của Dược Hà Tây tăng lên 264 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên Công ty huy động được vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) năm 2008. Vốn điều lệ của doanh nghiệp sản xuất dược phẩm này đã tăng tới 5 lần (từ 41,2 tỷ đồng lên 211 tỷ đồng) trong 12 năm qua, nhưng phần lớn do tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tổng số tiền huy động được trong thương vụ trên được sử dụng để đầu tư Dự án nhà máy sản xuất dược phẩm tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc. Nhà máy có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.350 tỷ đồng (có thể chênh lệch +/-10%), sẽ sản xuất hơn 2 tỷ đơn vị/năm đối với thuốc tân dược, thuốc hormone và 700 triệu đơn vị/năm đối với sản phẩm thuốc từ dược liệu.
Lý giải về việc lựa chọn ASKA Pharmaceutical, ông Lê Xuân Thắng, Tổng giám đốc Dược Hà Tây nhấn mạnh, đây là một công ty dược sản xuất thuốc hormone đứng đầu Nhật Bản. Đối tác này cam kết thiết kế, tập huấn, đào tạo, hướng dẫn vận hành, kết nối thẩm định... cho nhà máy mới của Dược Hà Tây.
Thực tế, đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất nguyên liệu dược và phát triển ngành dược phẩm phát minh là những mặt còn thiếu và yếu của ngành dược Việt Nam. Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) của đối tác ngoại tại doanh nghiệp dược Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra nhanh chóng và tạo động lực tăng trưởng cho ngành dược khắc phục điểm này.
Ở chiều ngược lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đang bị thu hút bởi đặc thù của ngành dược phẩm như lợi thế chi phí thấp, hoạt động ổn định, thị trường tiềm năng với dư địa tăng trưởng cùng mạng lưới phân phối có sẵn qua thời gian dài xây dựng. Nhiều thương vụ đã được hoàn tất trong các năm gần đây, như Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) sở hữu 51% DHG, Abbott (Mỹ) nắm giữ 51,7% cổ phần Domesco, Stada (Đức) nâng sở hữu từ 49% lên 62% cổ phần Pymepharco và mới đây nhất là SK Group của Hàn Quốc đã mua lại 24,9% cổ phần của Imexpharm.
Đặt cược vào dự án mới
Khác với một số thương vụ M&A ngành dược kể trên, trong thương vụ lần này, Dược Hà Tây ở vai trò chủ động hơn. ASKA Pharmaceutical không mua lại cổ phiếu DHT trên sàn từ các cổ đông hiện hữu, mà mua cổ phần phát hành mới, mang về nguồn tiền cho Công ty.
Từ 3 năm trước, HĐQT của Dược Hà Tây đã bàn về kế hoạch mở thêm một nhà máy tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Một năm sau đó, theo biên bản ghi lại trong báo cáo quản trị, HĐQT mới tính tiếp đến việc tìm đối tác chiến lược để huy động vốn. Và phải tới năm nay, sau một thời gian dài chuẩn bị, dự án nhà máy mới cùng kế hoạch phát hành riêng lẻ này mới chính thức trình cổ đông thông qua.
Có nhiều lý do cho sự thận trọng này. Với một doanh nghiệp có quy mô tài sản đến ngày 30/6 là 765 tỷ đồng cùng quy mô nhân sự gần 1.100 người, một dự án nhà máy với tổng mức vốn đầu tư 1.350 tỷ đồng và cần thêm 349 việc làm mới là không hề nhỏ. Cùng với đó, liên quan đến tài chính, Dược Hà Tây đã có giai đoạn chịu gánh nặng lãi vì vay nợ nhiều. Công ty này cũng từng đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm bởi Dược Viễn Đông, một câu chuyện lớn của sàn chứng khoán Việt Nam 10 năm trước đây.
Ngoài nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược, lãnh đạo Dược Hà Tây cho biết, Công ty sẽ vay từ ngân hàng và sử dụng nguồn vốn tự có. Theo lãnh đạo Công ty, việc phân kỳ dự án thành 2 giai đoạn cũng để nhằm đảm bảo an toàn tài chính.
Ở thời điểm hiện tại, dù quy mô của Dược Hà Tây vẫn còn khá khiêm tốn, nhất là về vốn điều lệ, nhưng công ty này vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” cho các cổ đông, với mức cổ tức cao đều trên 30%/năm. Nửa đầu năm nay, doanh nghiệp này đạt 915 tỷ đồng doanh thu và 52,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 1% và 6% so với cùng kỳ. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu là 2.365 đồng.
Hai hoạt động kinh doanh chính của Dược Hà Tây là kinh doanh thương mại như nhập khẩu ủy thác, phân phối cho doanh nghiệp khác (tỷ suất lợi nhuận gộp khoảng 4%) và sản xuất thuốc với tỷ suất lên tới 31%. Định hướng của Công ty khi xây nhà máy mới cũng nhằm mở rộng thêm mảng sản xuất này.
Đầu tư cho dự án mới với tổng quy mô lớn là sự đặt cược cho tăng trưởng giai đoạn sau này. Nợ vay đang chiếm gần 60% nguồn vốn của Dược Hà Tây. Tuy nhiên, vốn chủ sử hữu tăng lên từ khoản đầu tư của đối tác Nhật cùng mặt bằng lãi suất thấp có thể còn kéo dài theo dự báo của nhiều chuyên gia có thể là một lợi thế cho Dược Hà Tây khi huy động vốn vay.
Theo tiến độ dự kiến, sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư và hoàn thiện thủ tục, nhà máy sẽ xây dựng giai đoạn I từ quý IV/2021 đến quý II/2023, với số vốn dự kiến khoảng 700 tỷ đồng. Giai đoạn II cần 650 tỷ đồng xây dựng từ quý II/2024 đến quý I/2026.
Dự tính, đến năm 2030, nhà máy mới này sẽ mang về doanh thu 1.000 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn là 10 năm từ ngày bắt đầu triển khai (dự kiến năm 2032) với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) đạt 15%.
-
Đón cổ đông lớn Gelex, Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội -
B.C.H muốn huy động 449,5 tỷ đồng để trả nợ vay ngân hàng và nhà cung cấp -
Khoáng sản Bình Định (Bimico): Dự kiến thoái toàn bộ vốn nhà nước từ quý IV/2024 -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu -
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số tăng 48,5% trong tháng 9/2024, lên 30,16 triệu USD -
Cổ phiếu Đức Long Gia Lai nhận cảnh báo về khả năng huỷ niêm yết bắt buộc -
Doanh nghiệp địa ốc chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024
- CapitaLand Development ra mắt dự án bất động sản đầu tiên tại phía Đông Hà Nội
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp