-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
Chuyên gia Eric Vũ |
Ông Eric Vũ, chuyên gia Marketing và tái cấu trúc doanh nghiệp, với kinh nghiệm cố vấn chiến lược Marketing, tái cấu trúc và phát triển giải pháp Công nghệ 4.0 cho nhiều doanh nghiệp chia sẻ về vấn đề này.
Công nghệ 4.0 đang ảnh hưởng như thế nào đến thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam?
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 và 2018, Công nghệ 4.0 đang có những tác động mạnh mẽ lên tư duy và thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó giúp cho các doanh nghiệp sở hữu lợi thế về công nghệ dễ dàng cạnh tranh và vượt qua nhiều đối thủ “chậm chân” về công nghệ, kể cả những tên tuổi từng làm mưa làm gió trên thị trường, mà bài học về Uber, Grab trước các hãng taxi truyền thống là minh chứng rõ nét.
Không phải ngẫu nhiêu mà Vingroup và nhiều “ông lớn” đang đầu tư mạnh vào công nghệ 4.0 và chuyển mình dần thành “Tập đoàn Công nghệ”, đó sẽ là một xu thế tất yếu nếu doanh nghiệp muốn thành công trong thời đại Công nghiệp 4.0.
Phải chăng “cuộc chơi” Công nghệ 4.0 chỉ dành cho các tập đoàn lớn?
Không hẳn như vậy. Khi các nền tảng và giải pháp Công nghệ 4.0 càng trở nên phổ cập và thương mại hoá với chi phí tốt hơn, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được hưởng lợi. Vấn đề nằm ở chỗ họ sẽ nắm bắt cơ hội này ra sao mà thôi. Một số chuỗi cửa hàng bán lẻ cũng đang tìm cách đưa mô hình bán hàng tự động, tích hợp trí tuệ nhân tạo nên không cần nhân viên từ Mỹ và Trung Quốc về Việt Nam.
Ngay cả trong lĩnh vực du lịch, một số điểm đến nổi tiếng đã bắt đầu áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) vào nâng cao trải nghiệm cho du khách, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhìn thấy cái lợi khi đầu tư vào công nghệ, và họ sẽ còn tiếp tục đầu tư vào Công nghệ 4.0 để phát triển xa hơn.
Như vậy ngoài tác động vào quá trình tự động hoá sản xuất và hỗ trợ bán hàng, Công nghệ 4.0 đang tác động như thế nào đối với hoạt động quản lý và vận hành doanh nghiệp?
Ngoại trừ các công ty công nghệ chủ yếu vận hành dựa trên nền tảng công nghệ, thì các doanh nghiệp ngoài ngành đang áp dụng khá thành công Công nghệ 4.0 vào tự động hoá hoạt động quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Khái niệm “tự động hoá doanh nghiệp” ở đây không giống như trong lĩnh vực sản xuất, mà hiểu đơn giản là nhờ công nghệ mà chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và vận hành doanh nghiệp của mình, ngay cả khi không có mặt ở công ty, đang đi chơi golf hay du lịch nước ngoài, một cách nhẹ nhàng chỉ qua thiết bị di động.
Ông có thể giải thích cụ thể hơn?
Tôi lấy ví dụ như trước kia khi quản lý đội ngũ kinh doanh (Sale), chủ doanh nghiệp thường phải yêu cầu nhân viên báo cáo những việc đã làm được trong ngày/tuần, một cách thủ công qua báo cáo trực tiếp hay gửi thư thì nay với Công nghệ 4.0, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát mỗi nhân viên kinh doanh đang ở đâu, làm gì, kết quả thực hiện công việc trong ngày như thế nào, khách hàng và đối tác đánh giá họ ra sao, từng đầu việc đã hoàn thành chưa với tỷ lệ hoàn thành cụ thể như thế nào… chỉ qua thiết bị di động.
Đến cuối tháng, Kế toán và Nhân sự chỉ cần xuất báo cáo ra là có thể xác định ngay ngày công và thu nhập trong tháng của mỗi nhân viên kinh doanh, từ đó thanh toán thù lao cho họ mà không phải mất nhiều thời gian kiểm tra, đối chiếu và phân tích số liệu một cách thủ công nữa. 1 báo cáo về thành tích làm việc của đội kinh doanh cũng sẽ được gửi tự động cho các nhân sự, bộ phận liên quan để tuyên dương các nhân sự xuất sắc, và nhắc nhở các nhân viên làm việc thiếu hiệu quả, để nỗ lực hơn trong tháng tới.
Quản lý doanh nghiệp nhẹ nhàng hơn cũng giúp chủ doanh nghiệp tập trung sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh?
Đúng vậy. Khi chủ doanh nghiệp được giải phóng một phần hoặc toàn bộ khỏi hoạt động quản lý thường ngày, họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc phát triển doanh nghiệp, trong đó có nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Cũng như có nhiều thời gian hơn cho gia đình.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
-
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản -
Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up