
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
![]() |
Sắt thép là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu chịu cơ chế điều chỉnh biên giới carbon xuất khẩu vào EU. |
EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa nhập khẩu.


Trong giai đoạn chuyển tiếp, từ 1/10/2023 đến hết năm 2025, EU sẽ chỉ áp dụng CBAM đối với nhập khẩu sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và hydrogen
Các nhà nhập khẩu những hàng hóa đó của EU sẽ phải báo cáo về khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, nhưng không phải trả bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn này.
Các nhà nhập khẩu được yêu cầu thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024. Có thể hiểu, xuất khẩu xanh đang là đòi hỏi bắt buộc nếu các quốc gia muốn bán hàng vào thị trường châu Âu.
Bắt đầu từ năm 2026, các nhà nhập khẩu sẽ bị tính thuế carbon, tức phải phải mua các chứng chỉ phát thải carbon (hay còn gọi là chứng chỉ CBAM), tương ứng với lượng phát thải carbon với phát thải carbon vượt quá tiêu chuẩn của EU.
CBAM được áp dụng nhằm kích thích phong trào toàn cầu hướng tới sản xuất xanh hơn và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.
Với hoạt động trao đổi thương mại với EU ngày càng gia tăng, về lâu dài, CBAM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang EU.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu một lượng hàng hóa trị giá 47,15 tỷ USD sang 27 nước thành viên EU, tăng 17,5% so với cùng kỳ, nhập khẩu từ EU khoảng 15,3 tỷ USD, xuất siêu sang EU 31,8 tỷ USD. Nhóm hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang EU là điện thoại, hàng dệt may, giày dép, sắt thép, đồ gỗ, nông thủy sản..
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các ngành hàng chịu cơ chế CBAM sang EU từ 1/10/2023 của nước ta không quá lớn (Lớn nhất là sắt thép, với năm cao điểm xuất khẩu sang EU khoảng 1,9 tỷ USD), nhưng trong tương lai gần, danh mục các ngành xuất khẩu khác chịu cơ chế CBAM sẽ mở rộng.
Để giảm thiểu tác động của thuế carbon, giữ lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang EU hay tới đây là nhiều thị trường khác, các ngành sản xuất phải có phương án đầu tư chuyển đổi sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng tận dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm tối đa nguồn thải ra môi trường...Chậm trễ chuyển đổi, đồng nghĩa với việc giảm cơ hội xuất khẩu.
-
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế