-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Với số liệu tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2024, nền kinh tế Eurozone được đánh giá là đang phục hồi phần nào. Ảnh: AFP |
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã tăng 0,3% trong quý II, so với quý trước. Kết quả này vượt mức tăng 0,2% mà các nhà kinh tế dự báo với Reuters.
Thêm vào đó, Eurozone đạt tăng trưởng 0,3% trong quý I, không thay đổi so với số liệu ban đầu được công bố đầu năm.
Theo số liệu đã điều chỉnh được công bố vào đầu năm, Eurozone đã bước vào suy thoái kỹ thuật trong nửa cuối năm 2023 do GDP giảm trong cả quý III và quý IV của năm ngoái.
Ông Bert Colijn, nhà kinh tế cấp cao về Eurozone tại tập đoàn tài chính ING, hôm 30/7 đánh giá rằng dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Eurozone đang phục hồi phần nào.
“Sau tình trạng trì trệ trong suốt năm 2023, đây là một sự nhẹ nhõm và cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi thận trọng”, ông Colijn nói, đồng thời cho biết thêm rằng kinh tế Eurozone hiện đang trong tình hình tốt hơn so với một năm trước.
“Câu hỏi vẫn là nền kinh tế sẽ đi về đâu từ đây và dữ liệu gần đây không đem lại nhiều sự tự tin rằng nền kinh tế Eurozone đang tăng tốc hơn nữa”, ông Colijn băn khoăn.
Dữ liệu được công bố trước đó cho thấy Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, đã bất ngờ suy giảm 0,1% trong quý II, thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích được Reuters thăm dò, những người đã dự đoán GDP của nước này sẽ tăng 0,1% trong quý.
Theo Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu, Đức là một trong bốn quốc gia có GDP sụt giảm trong quý II. Ngoài Đức, ba quốc gia khác là Latvia, Thụy Điển và Hungary cũng chứng kiến GDP suy giảm trong quý II.
Ông Klaus Wohlrabe, trưởng bộ phận khảo sát tại Viện nghiên cứu và phản biện chính sách kinh tế ifo (Đức), hôm 31/7 nhận định rằng nền kinh tế Đức “đang mắc kẹt trong khủng hoảng” và cũng không kỳ vọng sẽ cải thiện nhiều trong quý III.
Trong khi đó, Ireland lại đạt mức tăng trưởng cao nhất là 1,2% trong quý II, còn Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai của Euro - ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 0,3% trong cùng kỳ.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách đầu tháng này, đồng thời nhấn mạnh rằng quyết định cắt giảm lãi suất vào tháng 9 là "hoàn toàn mở".
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3,75% như dự báo tại cuộc họp vào ngày 18/7. Trước đó, cơ quan tiền tệ Eurozone đã hạ lãi suất từ các mức cao kỷ lục vào tháng 6, dù triển vọng đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vẫn đình trệ.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up