-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Đăng |
Đánh giá chung tại Hội nghị bàn tròn về "Kinh tế số, chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA" do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EUD) phối hợp tổ chức vào ngày 5/11 tại Hà Nội cho thấy, EU có vị trí tiềm năng để trở thành đối tác toàn cầu của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và EVFTA sẽ góp phần quan trọng vào củng cố vị trí này.
Hiệp định EVFTA sẽ giúp cải thiện khuôn khổ quy định của Việt Nam về chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách thúc đẩy phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam, đồng thời tạo lực hút đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, đặc biệt vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao nên thuận lợi cho chuyển đổi số. Với những điều kiện thuận lợi từ hiệp định EVFTA, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các bí quyết, công nghệ của châu Âu.
Theo ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là một thị trường rất thu hút. Hiện nay, chúng ta có thể mua bán qua mạng, làm các thủ tục nhanh chóng nhờ sự phát triển của kĩ thuật số và tầm quan trọng của số hoá càng được thể hiện trong bối cảnh dịch Covid-19.
Đánh giá về EVFTA, Đại sứ Giorgio Aliberti cho rằng đây chính là nền tảng rất tiềm năng để cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ là lợi ích về kinh tế, mà còn là giải pháp để đôi bên cùng có lợi.
Còn ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng ba xu hướng lớn sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, bao gồm toàn cầu hóa (hoặc sự thoái lui của toàn cầu hóa), không tiếp xúc và giá trị sống.
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam đang tiến tới một nền kinh tế không tiếp xúc và xu hướng này đã đang được thúc đẩy bởi Covid-19. Tuy nhiên, ngoài các công cụ chuyển đổi số hoá, cần phải có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy để Việt Nam hình thành nền tảng cho sự phát triển trong một thế giới số hóa ở tương lai.
Lưu ý đến câu chuyện chuyển đổi số ở doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó cục trưởng Cục Tin học hóa Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo luật từ năm 2017 và nhiều bộ và địa phương có chương trình hỗ trợ riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
"Chúng tôi đang phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp để cùng xây dựng đề án hỗ trợ này (hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - PV) và đặt ra nhiều vấn đề trọng tâm", ông Đường nói. Thứ nhất là chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn cử như, trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 có quy định hình thành mạng lưới tư vấn. Mỗi bộ/ngành có đội ngũ tư vấn riêng và mỗi tỉnh/thành có website riêng công bố thông tin hỗ trợ. Do đó, một doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn hỏi thông tin liên quan thì phải vào website của các địa phương, tiếp cận các bộ/ngành để tìm hiểu.
"Như vậy tại sao không xây dựng một ứng dụng trên điện thoại di động để chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần truy cập vào ứng dụng đó để cùng lúc tìm hiểu và hỏi nhiều thông tin về pháp lý, thuế, thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu", ông Đường nêu.
Trọng tâm thứ hai là hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Trước đây, các ứng dụng thường làm riêng. Đơn cử, mỗi doanh nghiệp mua phần mềm kế toán về cài đặt sử dụng trên máy tính riêng, cho nên mỗi lần Bộ Tài chính thay đổi chính sách tài chính - kế toán thì để triển khai áp dụng những thay đổi đó tới doanh nghiệp thì quả là "kinh hoàng" vì có đến 700.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đại diện Cục Tin học hóa cho biết.
Cho nên, đại diện Cục Tin học hóa khuyến khích doanh nghiệp phát triển nền tảng số. Điển hình, Misa đưa phần mềm kế toán lên Cloud để tiện cung cấp cho doanh nghiệp và có thể triển khai đồng bộ cùng lúc cho hàng nghìn doanh nghiệp trong vài giờ.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế số của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, giúp Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Nền kinh tế internet của Việt Nam đã đạt giá trị 12 tỷ USD vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 38% kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 43 tỷ USD vào năm 2025. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế số ở Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi từ hiệp định EVFTA và tác động của dịch Covid-19. Giãn cách xã hội trong thời Covid-19 hay xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng đã thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để giảm thiểu tác động của gián đoạn kinh doanh và đời sống xã hội.
Chuyển đổi số là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần quen với sự bình thường mới sau dịch Covid-19. Đối với Việt Nam, có đến 61% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát đã nhận thấy những thay đổi trong hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng kể từ đầu năm 2020, trong khi 22% doanh nghiệp không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về nhu cầu của khách hàng và 16% vẫn không chắc chắn.
-
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025