Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
EVNFinance phát triển thế nào sau khi EVN thoái vốn
N.L - 11/09/2023 13:02
 
Sau 5 năm kể từ khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thoái toàn bộ vốn, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã có những thay đổi đáng kể.
TIN LIÊN QUAN

EVNFinance thành lập năm 2008 với sứ mệnh là đơn vị thu xếp vốn cho EVN và các đơn vị thành viên. Năm 2018, theo quy định của Chính phủ, EVN đã thoái vốn tại EVNFinance. Sau khi không còn cổ đông nhà nước, EVNFinance đã dần từng bước đổi mới và thay đổi hướng đi để phát triển bền vững và khẳng định thương hiệu trên thị trường tài chính.

Đổi mới tư duy kinh doanh

Bên cạnh việc bám sát ngành điện và năng lượng, EVNFinance đã nỗ lực tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường tài chính đồng thời mở rộng tệp đối tác, khách hàng vươn tới thị trường quốc tế. Cùng với xu hướng phát triển bền vững, EVNFinance thực thi định hướng bằng việc hướng mũi nhọn kinh doanh vào lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

EVNFinance coi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo là lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn

Vào thời điểm EVNFinance quyết tâm theo đuổi lĩnh vực năng lượng tái tạo và bám sát mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cũng vừa đạt được thỏa thuận về giảm phát thải CO2 tại hội nghị COP26 (Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu). Sự kiện này giống như một động lực mạnh mẽ để EVNFinance đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm về năng lượng tái tạo. Đây cũng là xuất phát điểm của việc phát hành trái phiếu xanh lần đầu tiên vào năm 2022 của EVNFinance, mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như hy vọng của EVNFinance trong việc đóng góp thực thi cam kết COP26 của Việt Nam.

Đứng trước cơ hội lớn của ngành năng lượng tái tạo, EVNFinance là đưa ra những quyết sách nhanh gọn, thể hiện tư duy và tầm nhìn của Ban lãnh đạo công ty. Theo đó, Ban lãnh đạo EVNFinance đã quyết định thu hẹp quy mô hoạt động tín dụng tiêu dùng để tập trung mọi nguồn lực, nghiên cứu sản phẩm cho lĩnh vực năng lượng tái tạo đồng thời không tách rời mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với việc số hóa quy trình và đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ, đây là một trong những hướng đi quan trọng để khẳng định tư duy kinh doanh của EVNFinance.

Tăng vốn điều lệ

Vốn điều lệ của EVNFinance tại thời điểm ban đầu vào năm 2008 – khi EVNFinance chính thức đi vào hoạt động là 2.500 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của EVNFinance đã đạt 3.510 tỷ đồng và vẫn nằm trong top 3 về quy mô vốn trong nhóm các công ty tài chính tại Việt Nam.

EVNFinance sẽ tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng

Tăng vốn chủ sở hữu luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các tổ chức tín dụng trong nhiều năm trở lại đây, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có thêm nguồn lực để mở rộng hoạt động kinh doanh. Mức vốn điều lệ lớn cho phép tổ chức tín dụng cải thiện chỉ số tài chính, tăng quy mô tài sản, mở rộng đầu tư, mạng lưới hoạt động, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hiểu quy luật này, ngay từ năm 2022, Đại hội đồng cổ đông EVNFinance đã đặt mục tiêu chiến lược là tăng vốn điều lệ lên hơn 7.000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm cổ phiếu. Lãnh đạo EVNFinance cho biết, EVNFinance đã nhận được chấp thuận tăng vốn từ Ngân hàng Nhà nước và hiện đang gấp rút triển khai các công tác tiếp theo để hoàn thành việc tăng vốn này trong năm 2023.  

Việc tăng vốn thành công sẽ là bước đà quan trọng cho sự phát triển của EVNFinance trong thời gian tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư