
-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
-
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội
-
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu
-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm
-
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế
Sau 2 lần thất bại, ĐHCĐ thường niên lần 3 của Eximbank dự kiến diễn ra vào ngày 2/8 tới. HĐQT Eximbank đã tiến hành kiểm hồ sơ đề cử, ứng cử nhân sự bổ sung vào HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) vào ngày 18/7. Theo đó, từ ngày 17/6 đến 14/7, Eximbank đã nhận được 8 hồ sơ đề cử, ứng cử nhân sự của 8 ứng viên, thay vì chỉ có 2 như ban đầu.
Trước đó, theo biên bản họp ngày 30/6, HĐQT Eximbank đã xác nhận danh sách do nhóm các cổ đông sở hữu cổ phần từ 10% trở lên có quyền biểu quyết liên tục 6 tháng giới thiệu ứng cử viên bầu bổ sung thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI gồm 6 thành viên, tăng thêm 4 ứng viên so với danh sách ứng cử tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai.
![]() |
. |
Tuy nhiên, trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) ngày 30/6, Eximbank cũng thông báo gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia ứng cử, đề cử ứng viên để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 đến cuối ngày 14/7/2016, để các nhóm cổ đông, các ứng viên có đủ thời gian làm thủ tục, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề cử.
Hiện chưa có quyết định cuối cùng về việc sẽ bổ sung 1 hay 3 người vào HĐQT Eximbank, song ĐHCĐ Eximbank lần 3 được mọi người chờ đợi để đón xem kết quả về nhân sự mới tại ngân hàng này. Và để chuẩn bị tốt cho đại hội này, Eximbank đã thành lập Ban Kiểm tra tư cách cổ đông tham dự đại hội. Tuy nhiên, việc đại hội có thành công hay không vẫn là dấu chấm hỏi lớn.
Trên thực tế, không phải đến thời điểm này, vấn đề nhân sự cấp cao tại Eximbank mới bắt đầu nổi sóng, mà cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực ở Ngân hàng này đã được biết đến từ 2 năm trước, sau khi xuất hiện thông tin Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) có khả năng sáp nhập Eximbank.
Đáng chú ý hơn, tại kỳ ĐHCĐ thường niên lần thứ 30 của Eximbank diễn ra vào tháng 7/2015, sau khi ông Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Eximbank cho biết việc thôi ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới của Eximbank, thị trường bắt đầu đồn đoán và tìm kiếm chân dung của người ngồi ghế Chủ tịch Eximbank. Cũng có đồn đoán rằng, lãnh đạo Ngân hành Nhà nước (NHNN) tại TP.HCM là ông Cao Xuân Ninh sẽ là người trúng cử.
Thế nhưng, tại kỳ ĐHCĐ bất thường của ngân hàng này diễn ra ngày 15/12/2015, danh sách HĐQT Eximbank mới đã được công bố, nhưng không có đại diện NHNN và cả đại diện nhóm cổ đông 10% của Eximbank đến từ Nam A Bank. Danh sách HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020 đa phần là những gương mặt mới.
Sau đại hội, ông Lê Minh Quốc được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank, còn đại diện đến từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) làm Trưởng ban Kiểm soát. Eximbank cũng thay Tổng giám đốc, ông Lê Văn Quyết, từng công tác tại NHNN, nhận vị trí “thuyền trưởng” từ trung tuần tháng 3/2016. Song lùm xùm về nhân sự cấp cao tại Eximbank chưa chấm dứt, mà còn bị đẩy lên căng thẳng hơn, khi có nghi ngờ về sự gian lận trong quá trình bỏ phiếu, với việc ông Lê Minh Quốc tại lần công bố đầu tiên chỉ đạt chưa đến 46% số phiếu ủng hộ, nhưng sau khi “bỏ phiếu lại” thì đạt hơn 58% và trúng cử.
Căng thẳng về nhân sự cấp cao khiến Eximbank đã phải trì hoãn ĐHCĐ nhiều lần trong năm 2015. Sau ĐHCĐ bất thường vào cuối năm 2015, Eximbank đã có HĐQT mới, song các đại diện của nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% tại Eximbank vẫn chưa được gọi tên, nên tiếp tục có các mâu thuẫn.
Điều này khiến Eximbank không thể thực hiện thành công ĐHCĐ thường niên 2016 lần thứ nhất vào ngày 29/4, do nhóm cổ đông lớn không đăng ký tham dự. Sự bất hòa tại Eximbank ngày càng lớn và công khai tại các cuộc ĐHCĐ. Điều đáng nói là, các nhóm cổ đông không tranh cãi về phương án quản trị, kế hoạch kinh doanh để đưa ngân hàng trở lại quỹ đạo dẫn đầu như thường thấy ở các cuộc ĐHCĐ, mà lại là việc giành quyền lực trong HĐQT.
Eximbank là thương hiệu được biết đến từ lâu, với thị phần khá cứng trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Đây cũng từng là ngân hàng nằm trong tốp 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất ở Việt Nam với lợi nhuận nhiều năm vào câu lạc bộ ngàn tỷ đồng. Có lẽ chính vì vậy mà nhiều nhóm cổ đông muốn vào HĐQT Eximbank để nắm giữ quyền lực.

-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
Vàng quốc tế hồi phục nhẹ, giá vàng SJC đạt 120,8 triệu đồng/lượng -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế -
Quý I/2025, lợi nhuận trước thuế OCB đạt 893 tỷ đồng -
Cổ đông đề nghị mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT VPBank nêu lý do từ chối -
Tỷ giá ngân hàng hạ nhiệt, vàng tuột xuống dưới 120 triệu đồng/lượng
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)