-
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu
Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp về phát triển nông nghiệp Đồng Tháp ngày 23/3/2023. Ông Rémi Nono Womdim cho biết, qua theo dõi tình hình phát triển của địa phương nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, FAO đánh giá cao sự năng động, tiên phong của tỉnh Đồng Tháp trong thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp.
Đồng Tháp khá đa dạng về cây trồng, vật nuôi, quản lý tài nguyên hợp lý, có nhiều sản phẩm OCOP và là địa phương cung cấp lương thực cho nhiều quốc gia khác.
Chủ tịch UBND tỉnh Pham Thiện Nghĩa (bìa phải) mong muốn cùng đồng hành, hợp tác phát triển nông nghiệp xanh bền vững với FAO tại Việt Nam. Ảnh: Cổng TTĐT Đồng Tháp |
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng: Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp và thực hiện chiến lược về an ninh lương thực cho Việt Nam và thế giới bằng việc duy trì diện tích trồng lúa trong thời gian qua, nhưng tỉnh và vùng ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển nông nghiệp, nhất là về cây trồng, đời sống người dân. Mặc dù vậy, Đồng Tháp luôn định hướng phát triển nông nghiệp thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng nền nông nghiệp xanh và bền vững.
Để phát triển nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đồng Tháp đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang được tỉnh quan tâm để nâng cao giá trị nông sản, nhất là trên cây lúa, với mục tiêu là nâng cao thu nhập của người dân để giảm nghèo, giảm phát thải theo cam kết của Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Trưởng đại diện FAO đề xuất hợp tác với tỉnh Đồng Tháp 3 nội dung về: Nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, phát triển giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; Quản lý tài nguyên (đất, nước) và đa dạng sinh học, phục vụ phát triển nông nghiệp xanh (đặc biệt là vùng đệm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim); Chuyển đổi phát triển nông nghiệp bền vững theo nông nghiệp xanh, thông minh, chiến lược marketing nông sản.
Ông Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, những đề xuất của Trưởng đại diện FAO rất phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Đồng Tháp, đồng thời nhấn mạnh, sẽ phối hợp cùng với FAO triển khai thực hiện.
Trước mắt, hai bên cung cấp đầu mối liên hệ để cụ thể hóa các nội dung hợp tác này. Trong thời gian tới, ông Phạm Thiện Nghĩa mong muốn hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hợp tác nhiều hơn theo định hướng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, cũng như các chương trình hoạt động của FAO tại Việt Nam.
-
ESG: Không chỉ là tín dụng xanh -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử