
-
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững
-
Bình Định: 100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và hoàn thuế điện tử
-
Một năm “tự hào” của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Đẩy mạnh nền tảng số O2O, Masan duy trì chỉ số ổn định
-
Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn giảm, dù tốc độ đã chậm lại
-
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 giảm 8% -
Thái Bình phát động doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh năm 2023
Hiệu ứng mới trên mảng bán lẻ dược phẩm
Vừa qua, Hội đồng Quản trị FPT Retail đã công bố nghị quyết về việc thành lập công ty con là Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu. FPT Long Châu có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, với ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. FPT Retail sẽ nắm 75% vốn của FPT Long Châu, tương đương giá trị 75 tỷ đồng.
Xuất thân là một doanh nghiệp phân phối các sản phẩm công nghệ, nhưng việc FPT Retail tiến quân vào mảng bán lẻ dược phẩm cũng không phải là động thái gì khác người, bởi nhiều doanh nghiệp có tính chất tương tự cũng đã có những động thái mở mang sang vùng đất mới này.
![]() |
FPT Retail không muốn lép vế so với những đối thủ trên sân chơi mới |
Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG, sàn HOSE) gia nhập thị trường dược phẩm vào tháng 8/2017, với chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang. Trong khi đó, Công ty cổ phần Thế giới Số (mã DGW, sàn HOSE) cũng có động thái tham gia thị trường phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Về phía FPT Retail, công ty này thực chất đã tiếp quản lại chuỗi nhà thuốc Long Châu từ tháng 1/2017 và các động thái này cho thấy FPT Retail không muốn lép vế so với những đối thủ trên sân chơi mới. Đến nay, việc thành lập FPT Long Châu như một lời tuyên bố sẵn sàng quyết đấu để giành vị thế vững chắc hơn tại sân chơi mới giàu hứa hẹn này của FPT Retail.
Một chút hoài nghi về sức bền
Việc tiến quân sang mảng dược phẩm cho thấy FPT Retail hoàn toàn tự tin vào năng lực của mình khi đã vững chân trong mảng phân phối sản phẩm công nghệ và sẵn sàng tung quân oanh tạc sân chơi mới. Tình hình kinh doanh vẫn trên đà tăng tốc cũng phần nào tạo sự yên tâm trong giới đầu tư về khả năng hiện thực hóa những tham vọng mới, nhưng không phải không còn những hoài nghi về sức bền của Công ty.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2018, FPT Retail đạt doanh thu thuần 7.448 tỷ đồng, tăng 1.093 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 146,5 tỷ đồng, tăng 33,6 tỷ đồng so với cùng kỳ. Theo bà Nguyễn Bạch Diệp, Tổng giám đốc FPT Retail, doanh số 6 tháng đầu năm của Công ty tăng có phần đóng góp từ doanh số của hoạt động bán hàng trả góp F-Friends, chương trình bán hàng trợ giá được triển khai từ cuối năm 2017. Ngoài ra, chi phí biên nửa đầu năm 2018 cũng giảm so với cùng kỳ 2017, giúp lợi nhuận sau thuế tăng.
Nhưng diễn biến dòng tiền cho thấy, Công ty đang phải bơm khá nhiều tiền để tiếp sức cho các hoạt động kinh doanh. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2018 bị âm tới 890 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ âm gần 51 tỷ đồng). Trong đó, dòng tiền trong kỳ phải tập trung vào việc gia tăng tích trữ hàng tồn kho. Hàng tồn kho tại thời điểm đầu năm 2018 là 1.723 tỷ đồng, thì đến giữa năm đã tăng lên mức hơn 1.900 tỷ đồng.
Thực tế, việc phải gia tăng hàng tồn kho là cần thiết trong xu hướng hoạt động bán hàng được đẩy nhanh hơn, nhưng điều này cũng kèm theo áp lực gia tăng chi phí tài chính. Ngoài ra, tính chất hàng công nghệ nhanh lạc hậu cũng kéo theo rủi ro hàng tồn kho sẽ mất giá nhanh. trong nửa đầu năm 2018, FPT Retail phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 9,3 tỷ đồng.
Năm 2018, FPT Retail đặt kế hoạch tăng doanh thu lên mức 16.020 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế lên mức 377 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.

-
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn kiến nghị khẩn cấp tới Thủ tướng
-
Bình Định: 100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và hoàn thuế điện tử
-
Một năm “tự hào” của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Đẩy mạnh nền tảng số O2O, Masan duy trì chỉ số ổn định
-
Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn giảm, dù tốc độ đã chậm lại -
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 giảm 8% -
Xuất khẩu hàng hóa năm 2023 chịu nhiều thách thức -
Thái Bình phát động doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh năm 2023 -
Coteccons (CTD) thoát lỗ nhờ hoàn nhập các chi phí -
Năm 2022, GELEX Electric ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.119 tỷ đồng -
Giá điện đứng im, EVN lo lỗ hơn 93.000 tỷ đồng
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56
-
Cơ hội thoát vùng an toàn, thử thách bản thân tại Unilever
-
Vietnam Airlines Group phục vụ 2,4 triệu khách dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023