-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), gây thất thoát 165 tỷ đồng.
Sau 2 ngày xét xử, chiều 28/12, Hội đồng xét xử đã ra phán quyết đối với các bị cáo. Theo đó, Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Giang (sinh năm 1949, cựu Tổng giám đốc VEAM giai đoạn 2000 – 2011) mức án 5 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các cựu lãnh đạo Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam bị cáo buộc vi phạm trong việc chuyển nhượng trụ sở cũ, gây thất thoát 165 tỷ đồng. |
Cùng tội danh trên, bị cáo Lâm Chí Quang (sinh năm 1954, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM giai đoạn 2004 - 2011) bị tuyên phạt 5 năm tù; Đào Huấn Ngữ (sinh năm 1955, cựu Giám đốc Công ty Đúc số 1 giai đoạn 2002 - 2011) 33 tháng tù.
Bị cáo Nguyễn Văn Khôi (sinh năm 1956, cựu Ủy viên Hội đồng quản trị, kiêm Trưởng Ban kiểm soát giai đoạn 2007 - 2010) bị tuyên phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; thời gian thử thách là 60 tháng.
Theo bản án, lợi dụng việc thực hiện đề án di dời Công ty Đúc số 1 (là đơn vị hạch toán phụ thuộc VEAM) tại số 220 Bình Thới (TP. HCM) vào khu công nghiệp theo quyết định của UBND TP. HCM, các bị cáo đã bàn bạc thu lời từ dự án xây dựng khu nhà ở và trung tâm thương mại, dịch vụ tại trụ sở cũ trên, có diện tích 10.942 m2
Từ năm 2006 đến năm 2008, Nguyễn Thanh Giang, khi đó là Tổng giám đốc, đại diện VEAM ký hợp đồng hợp tác với Công ty Phương Nam do Trần Quốc Dân, Tổng Giám đốc làm đại diện, góp vốn thành lập Công ty liên doanh Đúc Phương Nam.
Đơn vị này cũng đề nghị UBND TP. HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới cho Công ty Đúc 1 và thỏa thuận, VEAM có trách nhiệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty liên doanh Đúc Phương Nam.
Sau khi được cấp “sổ đỏ” để xây dựng nhà ở chung cư và trung tâm thương mại, Công ty Đúc Phương Nam đã ký hợp đồng với Công ty An Phú thỏa thuận việc thành lập Công ty Phú Vinh và giải thể Công ty Đúc Phương Nam vào cuối năm 2007.
Tiếp đó, Nguyễn Thanh Giang đã đề nghị và được Hội đồng quản trị VEAM gồm: Lâm Chí Quang, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Khôi và Nguyễn Văn Chương ban hành nghị quyết phê duyệt việc VEAM góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới, trị giá 115 tỷ đồng (tương đương hơn 11,5 triệu cổ phần, chiếm gần 30% vốn điều lệ) vào Công ty Phú Vinh.
Cùng với đó, cử Đào Huấn Ngữ làm người đại diện phần vốn góp của VEAM và bàn giao đất cho Công ty Phú Vinh.
Đến ngày 8/9/2008, Hội đồng quản trị VEAM họp, ra nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Phú Vinh cho Công ty Phương Nam.
Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 cho Công ty Phú Vinh, theo đó, VEAM không còn là cổ đông của Công ty Phú Vinh, không còn quyền lợi liên quan đến khu đất 220 Bình Thới.
Viện Kiểm sát xác định, hành vi của Lâm Chí Quang, Nguyễn Thanh Giang, Đào Huấn Ngữ thực hiện thủ tục góp vốn, chuyển nhượng cổ phần là giá trị quyền sử dụng đất của tại số 220 Bình Thới, nhưng không thực hiện định giá, đấu giá là vi phạm quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước 165 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các bị cáo là các thành viên Hội đồng quản trị đã ký nghị quyết, đồng ý để VEAM góp vốn và chuyển nhượng cổ phần bằng nguyên giá 115 tỷ đồng nhưng không thực hiện định giá, đấu giá là vi phạm các quy định của Nhà nước.
-
Quảng Nam: Dự án làm 8 năm không xong do lỗi của các cơ quan nhà nước -
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể
-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024