-
CPI tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước -
Đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho người dân vùng ảnh hưởng bão số 3 -
Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp, về dưới 21.000 đồng/lít -
Long An tăng cường kết nối giao thương, liên kết tiêu thụ nông sản -
Hội chợ OCOP Khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024 đạt doanh thu 13,9 tỷ đồng -
Ngây ngất trước vườn nho sữa xanh mướt đầu tiên tại Lào Cai
Cụ thể, Fitch Solutions đánh giá, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam sẽ tác động dên nguồn cung cà phê toàn cầu và giá cà phê có thể vẫn ở mức “tương đối cao” cho đến năm 2022.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đang phải chống chọi với đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện.
Việc áp dụng biện pháp giãn cách cao nhất tại TP.HCM- trung tâm xuất khẩu của cả nước đã ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu các chuyến hàng về cà phê cũng như các hàng hóa khác.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu trong tháng 8/2021 đạt 105 nghìn tấn, với trị giá 207 triệu USD; giảm 14,1% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với tháng 7/2021.
Luỹ kế 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 1,99 tỷ USD, giảm 6,9% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Lượng cà phê được xuất khẩu từ Việt Nam giảm đã thúc đẩy giá cà phê theo đà tăng trên thị trường toàn cầu.
Người dân tại Hà Nội mua cà phê tại La Viet Coffee (Ảnh minh hoạ). |
Theo dữ liệu của Refinitiv (một trong những đơn vị dữ liệu và cơ sở hạ tầng thị trường tài chính lớn nhất thế giới- PV), giá cà phê Arabica và giá Robusta đã tăng lần lượt khoảng 45,8% và 52,2% trong năm nay.
Trong khi đó, tại Brazil- quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã trải qua những đợt thiên tai khiến mùa màng bị làm thiệt hại nặng.
Lượng cà phê tại Colombia bị sụt giảm bởi chịu tác động kép từ thời tiết xấu ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch và biến thể “Mu” của Covid-19 đã xuất hiện ở nước này.
Fitch Solutions dự tính sự ảnh hưởng của đại dịch có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động, sản xuất cà phê trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, ít nhất tại châu Âu và Mỹ, nhu cầu tiêu thụ cà phê được dự đoán sẽ tăng lên trong những tháng tới khi việc dỡ bỏ các quy định giới nghiêm được triển khai rộng cũng như các cửa hàng cà phê mở cửa trở lại.
Công ty tư vấn Fitch Solutions đánh giá, sự gián đoạn giữa nguồn cung và cầu trong thị trường cà phê sẽ diễn ra trong thời gian ngắn bởi các quy định giãn cách, giới nghiệm để phòng chống Covid-19 sẽ dần được dỡ bỏ.
Vì vậy, họ đánh giá, sản lượng cà phê của Brazil cũng sẽ phục hồi “khá nhanh” với điều kiện thời tiết bất lợi không quay trở lại.
Như vậy, nguồn cung cà phê toàn cầu có thể bắt đầu phục hồi trong niên vụ 2022/2023, với giá Arabica trung bình hàng năm là 1,20 USD / pound vào năm 2023.
-
Đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho người dân vùng ảnh hưởng bão số 3 -
Tìm giải pháp đưa hàng hóa vùng ĐBSCL vươn xa -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, xuất siêu hơn 19 tỷ USD -
Sắp diễn ra lễ hội trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc -
Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp, về dưới 21.000 đồng/lít -
Long An tăng cường kết nối giao thương, liên kết tiêu thụ nông sản -
Hội chợ OCOP Khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024 đạt doanh thu 13,9 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng