
-
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
-
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập
-
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy -
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện
![]() |
Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng hơn 40% sau khi chạm đáy nhiều năm qua hồi đầu năm nay |
Giá dầu ngày 31/3 tăng trong phiên giao dịch đầy biến động khi thị trường lại tập trung vào tình trạng thừa cung trầm trọng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 2 cent lên 38,34 USD/thùng. Cả tháng giá tăng 13,5%, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2015. Quý I/2016, giá dầu WTI tăng 3,5%.
Vào ngày đáo hạn, giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 34 cent, tương đương 0,9%, lên 39,60 USD/thùng. Cả tháng giá dầu Brent tăng 10% và dầu tăng 6,2% trong quý I/2016.
Tin tức về điều kiện cung-cầu trên thị trường công bố hôm thứ Năm 31/3 khá bi quan với kết quả khảo sát cho thấy sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 3/2016 tăng lên 32,47 triệu thùng/ngày - dấu hiệu không mấy lạc quan đối với OPEC khi đang tìm cách hợp tác trong việc đóng băng sản lượng.
Nhưng giá dầu lại được hỗ trợ khi USD suy yếu, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015 trong bối cảnh đồn đoán Fed sẽ chưa nâng lãi suất và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cả giá dầu Brent và WTI đều tăng hơn 40% sau khi chạm đáy nhiều năm qua hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, đà tăng bắt đầu chững lại trong tuần qua khi không có nhiều bằng chứng cho thấy những cải thiện về điều kiện cung cầu, nhất là khi thị trường vẫn thừa cung ít nhất 1 triệu thùng/ngày, theo ước tính của giới phân tích.
Hơn 10 nước đã chính thức xác nhận sẽ tham dự cuộc họp ngày 17/4 giữa OPEC và các nước ngoại khối để thảo luận về việc đóng băng sản lượng và các biện pháp khác nhằm hỗ trợ giá dầu, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Saleh al-Sada cho biết hôm thứ Năm 31/3.
Tuy nhiên, Iran từ chối tham gia thỏa thuận khi đang nỗ lực tăng sản lượng và giành lại thị phần đã mất sau nhiều năm bị áp đặt các lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, thị trường cũng tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận đóng băng sản lượng khi hồi đầu tuần này, Arab Saudi và Kuwait - 2 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất OPEC - quyết định tái khởi động mỏ dầu công suất 300.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần qua tăng 2,3 triệu thùng lên mức cao nhất trong hơn 80 năm qua và sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn trên mức 9 triệu thùng/ngày.

-
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu 3 đề xuất để thúc đẩy tài chính cho phát triển
-
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
-
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập -
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy -
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện -
Quảng Trị bổ nhiệm các giám đốc sở sau sáp nhập -
Ban Chính sách, chiến lược Trung ương có thêm lãnh đạo -
HĐND TP.HCM thành lập 15 sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố -
TP.HCM kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ được điều động, luân chuyển công tác
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới