
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Giá dầu thô Brent hôm 3/3 tiếp tục tăng và lần đầu tiên kể từ đầu năm 2013 chạm mốc 118 USD/thùng. Ảnh: AFP |
Chiến sự Nga - Ukraine đã khiến thị trường tài sản toàn cầu trong một tuần qua chao đảo và châu Á không phải ngoại lệ. Các nhà giao dịch đã tạm thở phào sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell trả lời điều trần trước Quốc hội rằng, ông ủng hộ việc tăng lãi suất ở tốc độ vừa phải, với mức tăng 25 điểm cơ bản trong tháng này.
Thông báo này của Chủ tịch Fed phần nào xoa dịu nỗi lo của giới đầu tư về việc Fed mạnh tay thắt chặt chính sách trong năm nay. Chủ tịch Fed cho biết cơ quan này sẽ cố gắng duy trì đà phục hồi kinh tế Mỹ, đồng thời kiềm chế giá cả đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm qua.
"Những tác động ngắn hạn mà cuộc tấn công Ukraine gây ra với nền kinh tế Mỹ, các lệnh trừng phạt và các diễn biến sắp tới vẫn còn rất chưa chắc chắn", Chủ tịch Fed nói.
Trước đó, giới phân tích và chuyên gia kinh tế dự đoán Fed sẽ mạnh tay tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản để ứng phó lạm phát đang ở mức kỷ lục. Những lo ngại Fed mạnh tay siết chính sách tiền tệ đã chặt đứt đà tăng kéo dài của thị trường chứng khoán Mỹ trong gần 2 năm. Thực tế, diễn biến này cũng chịu tác động bởi chiến sự Nga - Ukraine.
Tuy nhiên, Chủ tịch Fed khẳng định rằng, cơ quan này sẽ vẫn phản ứng "nhanh chóng" trước các diễn biến và sẽ hành động mạnh mẽ hơn nếu cần.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed tại chi nhánh thành phố St. Louis, ông James Bullard lại nóng lòng muốn "nhanh chóng siết chặt chính sách", còn Chủ tịch Fed tại thành phố Chicago, ông Charles Evans thẳng thắn chỉ trích rằn, chính sách của Fed đang "sai lầm" và cần phải thắt chặt.
Sau thông báo tăng lãi suất của Fed, chứng khoán Mỹ đêm qua tăng điểm mạnh mẽ với cả 3 chỉ số chính, gồm: Dow Jones, Nasdaq Composite, S&P 500, đều đóng cửa tăng hơn 1%.
Tại châu Á, các thị trường chứng khoán Tokyo, Hong Kong, Thượng Hải, Sydney, Seoul và Singapore cũng theo chân Phố Wall. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,8% lên 26.608,21 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng tăng 0,7% lên 22.493,03 điểm. Shanghai Composite nhích 0,2% lên 3.491,82 điểm.
Dẫu vậy, giới nhà phân tích cảnh báo không nên vội mừng với sóng tăng hôm nay bởi những biến cố lớn có thể ập đến trong thời gian tới khi chiến sự ở Ukraine tiếp tục leo thang.
Xung đột quân sự Nga - Ukraine đang khiến giám đốc tài chính của các doanh nghiệp phải cân nhắc lại kế hoạch năm 2022 trong bối các ngân hàng trung ương dường như sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách. Điển hình, Ngân hàng Trung ương Canada hôm qua 2/3 đã thông báo tăng lãi suất.
Nguồn cơn khiến các nước phải thắt chặt chính sách là giá dầu tăng vọt. Giá dầu được cho là tác nhân chính khiến lạm phát tăng cao. Trong tuần qua, giá dầu tăng vọt do thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung do chiến sự Nga - Ukraine leo thang.
Giá dầu thô Brent hôm nay 3/3 tiếp tục tăng và lần đầu tiên kể từ đầu năm 2013 chạm mốc 118 USD/thùng.
Nhiều quốc gia đã không đưa mặt hàng dầu mỏ của Nga vào diện bị trừng phạt do lo ngại giá dầu tăng cao sẽ tác động mạnh đến người tiêu dùng. Hoạt động giao thương đang trở nên khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga và chi phí vận chuyển tăng.
Hôm qua 2/3, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, trong đó có Nga, đã từ chối tăng sản lượng cao hơn mức đã thỏa thuận trước đó. Động thái này đã dập tắt hy vọng giảm bớt áp lực nguồn cung trên thị trường dầu mỏ..
Tuy Mỹ và 29 quốc gia khác đã cam kết giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược, nhưng giá dầu vẫn bất chấp vượt ngưỡng 110 USD/thùng trong ngày hôm qua.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao