Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Giá phân bón nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022 tăng cỡ nào?
Thế Hải - 14/03/2022 19:12
 
Giá nhập khẩu trung bình đối với phân bón trong 2 tháng đầu năm đã vọt lên 480,7 USD/tấn, tăng 85% so với cùng kỳ, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
giá trung bình đạt 480,7 USD/tấn (tăng 85%).
Giá phân bón nhập khẩu trung bình 2 tháng đầu năm đã vọt lên 480,7 USD/tấn, tăng 85% so với cùng kỳ

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2022 cả nước nhập khẩu 269.747 tấn phân bón, tương đương 131,43 triệu USD, giá trung bình 487,2 USD/tấn. So với tháng 2/2021, nhập khẩu đã giảm 8,4% về lượng nhưng tăng mạnh 74,3% trị giá và tăng 90,4% về giá.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2022, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 594.518 tấn, trị giá trên 285,77 triệu USD, giảm 3,2% về lượng nhưng tăng mạnh 79,2% về trị giá.

Giá nhập khẩu phân bón trung bình 2 tháng qua đạt 480,7 USD/tấn, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn nhớ, cùng thời điểm này năm 2021, giá nhập khẩu phân bón được Tổng cục Hải quan công bố chỉ 259,7 triệu USD/tấn.

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, đạt trên 226.191 tấn, tương đương 93,34 triệu USD, giá trung bình 412,7 USD/tấn, giảm 7,4% về lượng, nhưng tăng 51,8% về trị giá  và tăng 64% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021; chiếm 38% trong tổng lượng và chiếm 32,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nga đứng thứ 2 với 71.341 tấn, tương đương 39,35 triệu USD, giá trung bình 551,6 USD/tấn, tăng mạnh 42,7% về lượng, tăng 144,5% về kim ngạch và tăng 71,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021; chiếm 12% trong tổng lượng và chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch.

Thị trường Belarus đứng thứ 3 đạt 52.833 tấn, tương đương 30,92 triệu USD, giá 585,3 USD/tấn, giảm 30,7% về lượng nhưng tăng 62,3% về trị giá và tăng 134% về giá so với cùng kỳ, chiếm 8,9% trong tổng lượng và chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Chiến sự Nga-Ukraine đang khiến thị trường phân bón trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực cả về nguồn cung và giá. Việc nhập khẩu phân bón từ Nga gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với phân kali do cả Nga và Belarus chiếm gần 50% lượng kali cung cấp trên toàn thế giới.

Thị trường phân bón thế giới vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá phân bón tăng kỷ lục, nay lại càng nặng nề hơn do căng thẳng Nga-Ukraine tác động mạnh đến thị trường phân bón thế giới về suy giảm nguồn cung và tăng giá.

Theo bản tin thị trường nông sản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng so với tháng trước. 

Hầu hết các loại phân bón tiếp tục có giá cao hơn đáng kể so với một năm trước đó. MAP hiện đắt hơn 44%, DAP cao hơn 46%, Urê cao hơn 95%, kali đắt hơn 102% so với năm ngoái.

Hàng năm Việt Nam sản xuất hơn 8 triệu tấn phân bón các loại và nhập khẩu thêm khoảng 4,5 triệu tấn. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021 nhập khẩu phân bón của cả nước đạt 4,54 triệu tấn, trị giá 1,45 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng, tăng 52,6% về trị giá. Giá nhâp khẩu trung bình các loại phân bón trong năm qua tăng 27,8% về giá so với năm 2020 

Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ đạo cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam, chiếm 44,5% trong tổng lượng và chiếm 42% trong tổng trị giá nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 2,02 triệu tấn, trị giá 610,29 triệu USD, tăng 27,3% về lượng, tăng 65,6% về trị giá. 

Phân bón nhập khẩu từ Đông Nam Á là 504.838 tấn, trị giá 190,44 triệu USD, tăng 37,2% về lượng, tăng 117,4% về trị giá. Tiếp đến thị trường Nga, với 386.193 tấn, trị giá 143,53 triệu USD, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% trị giá.

Lo giá phân bón nhập về tăng phi mã
Cùng với dầu thô, kim loại và nhiều loại hàng hóa cơ bản khác, giá phân bón tiếp tục tăng mạnh bởi tác động tiêu cực từ cuộc chiến Nga -...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư