
-
Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ
-
Cơ hội quảng bá, hút khách du lịch trong những ngày lễ lớn
-
Sôi động kích cầu du lịch hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM
-
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội
-
Đồng Tháp công nhận 105 điểm du lịch cộng đồng -
Tháng 4, đến Thái Nguyên trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc
![]() |
Các khách sạn tung ra nhiều khuyến mãi cho khách đặt phòng nhưng nhu cầu là rất ít |
Giá phòng chạm đáy
Trước khi Covid-19 ập đến, dịp Tết luôn là thời điểm “vàng” của các khách sạn ở Hà Nội, phòng gần như kín khách trong nước và quốc tế lưu trú. Nhưng Tết Tân Sửu năm nay, các khách sạn tại Hà Nội rất vắng vẻ, dù giá phòng giảm mạnh chưa từng có.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư, trên các trang đặt phòng online, giá phòng khách sạn 4 đến 5 sao tại Hà Nội từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến hết tháng 3/2021 khá “mềm”.


Cụ thể, trên Booking.com, Hanoi Paradise Center giảm giá phòng từ 7 triệu đồng/đêm xuống còn 2,2 triệu đồng/đêm trong giai đoạn Tết. Sofitel Legend Metropole nổi tiếng đắt đỏ giảm giá phòng tới 60%, từ 8,1 triệu đồng/đêm còn 3,2 triệu đồng/đêm. Grand Plaza Hanoi cũng có chương trình giảm giá mạnh, lên đến 65%, giá phòng chỉ còn 1,2 triệu đồng/đêm. Rising Dragon Palace Hotel trong khu vực phố cổ giảm từ trên 5 triệu đồng/đêm xuống còn 2 triệu đồng/đêm…
Tương tự, trên Agoda.com, InterContinental Hanoi Landmark 72 giảm giá phòng 62%, còn 1,9 triệu đồng/đêm; giá phòng tại Sheraton Hanoi Hotel là 2,2 triệu đồng/đêm; Daewoo giảm giá tới 82%, chỉ còn trên 1 triệu đồng/đêm. Các khách sạn 4 sao trở xuống có mức giá thấp hơn, thậm chí, có khách sạn chỉ chào giá hơn 100.000 đồng/đêm trong dịp Tết.
Bên cạnh đó, các khách sạn còn tung ra nhiều khuyến mãi cho khách đặt phòng trực tiếp. Khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake giảm giá mạnh, còn 2 triệu đồng/đêm/phòng. Lotte Hotel Hanoi giảm giá 57%, còn 2,2 triệu đồng/đêm/phòng. Grand Vista Hanoi giảm giá 69% chỉ còn 1,1 triệu đồng/đêm/phòng. Novotel Hanoi Thái Hà thuộc chuỗi thương hiệu khách sạn quốc tế nổi tiếng và mới khai trương năm 2020 cũng phải giảm giá 36%, còn 1,5 triệu đồng/đêm/phòng. Khách sạn chất lượng hàng đầu như JW Marriott Hotel giảm giá còn 3,2 triệu đồng/đêm/phòng.
CEO một khách sạn trong khu phố cổ cho biết, cơ sở lưu trú này đã hoạt động trở lại được mấy tháng, nhưng giờ có nguy cơ phải đóng cửa tiếp. Bởi, dù giá phòng đã giảm kịch sàn, tới 70% so với giá niêm yết, nhưng mỗi ngày chỉ có vài ba phòng có khách.
Đòn giáng mạnh vào hoạt động lưu trú
Covid-19 phủ bóng đen lên ngành kinh tế xanh toàn cầu. Năm 2020, du lịch Việt Nam chỉ đón được 3,8 triệu lượt khách quốc tế, giảm 78%; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm hơn 34% so với năm 2019.
Những cải thiện trong hoạt động du lịch từ cuối tháng 12/2020 mang đến nhiều tín hiệu lạc quan cho các cơ sở lưu trú. Nhiều khách sạn ở Hà Nội và các thành phố lớn ghi nhận sự hồi phục của mảng kinh doanh du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE). Một số khu nghỉ dưỡng nhận được nhiều yêu cầu đặt phòng từ nhóm khách đoàn. Các khách sạn chú trọng hơn mảng dịch vụ ăn uống như một điểm nhấn để thu hút và khai thác các tệp khách hàng mới, thay vì chỉ phục vụ nhóm khách lưu trú như trước. Tuy nhiên, Covid-19 tái xuất hiện ngay trước Tết Nguyên đán đã giáng đòn mạnh vào hoạt động lưu trú.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương cho biết, trước khi dịch bệnh tái bùng phát, ngành khách sạn kỳ vọng, sự gia tăng nhu cầu du lịch trong và sau Tết sẽ đem đến một bước khởi đầu tốt trong năm. Tuy nhiên, sự tái bùng phát dịch bệnh ngay lập tức tác động đến ngành du lịch nói chung và ngành dịch vụ khách sạn nói riêng.
“Trong bối cảnh này, một số hội nghị phải tạm dừng hoặc hoãn do lo ngại tình hình sẽ chuyển biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh MICE của các khách sạn tại các thành phố, trong khi giai đoạn này vốn dĩ là mùa cao điểm tổ chức sự kiện và hội nghị”, ông Mauro Gasparotti chia sẻ.
Nhận định về triển vọng phục hồi của ngành du lịch Việt Nam, ông Mauro Gasparotti cho rằng: “Thị trường năm 2021 dự kiến tương tự năm 2020, ít nhất là cho đến khi các hoạt động du lịch quốc tế được khôi phục trở lại”.
Rao bán được xem là giải pháp cuối cùng để thu hồi vốn, song nhiều chủ khách sạn thừa nhận, việc này cũng rất khó. Bởi lẽ, ít nhà đầu tư nào dám mạo hiểm vào thời điểm này, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và thị trường du lịch vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

-
Sôi động kích cầu du lịch hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM -
Tàu hạng sang “Hoa Phượng Đỏ”: Cú hích cho du lịch Hải Phòng - Hà Nội -
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội -
Đồng Tháp công nhận 105 điểm du lịch cộng đồng -
Xu hướng “nghỉ dưỡng xanh” thu hút du khách đến với vịnh Bái Tử Long -
Hà Nội và Thái Nguyên tăng cường liên kết phát triển du lịch -
Tháng 4, đến Thái Nguyên trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort