Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Giá USD tự do vượt 23.180 đồng
 
Mỗi đôla Mỹ ngoài thị trường tự do đã xác lập đỉnh mới 23.180 đồng từ cuối ngày hôm qua và duy trì đến sáng nay.
Giá USD tự do tiếp tục tăng cao. Ảnh: QH.
Giá USD tự do tiếp tục tăng cao. Ảnh: QH.

Lúc 9h sáng nay, nhiều điểm thu đổi ngoại tệ tự do tại TP HCM báo giá bán 23.180 đồng, có nơi lên 23.185 đồng. Giá thu gom cũng chạm 23.130 đồng, tăng 10-15 đồng so với cách đây một ngày. Tại Hà Nội, giá đôla chợ đen cũng tăng cao. Các điểm thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung báo mua - bán ở 23.125 - 23.185 đồng.

Sự đi lên này của đồng bạc xanh diễn ra từ cuối ngày 6/7 sau mấy hôm chững giá. Cách đây một tuần, USD tự do cũng từng bật cao lên sát 23.170 đồng, nhưng sau đó hạ nhiệt sau khi Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp. 

Trái với sự đi lên của thị trường tự do, USD ngân hàng đã quay đầu giảm. Cuối ngày 6/7, mỗi USD tại Vietcombank giảm 10 đồng so với trước đó, xuống 22.995 - 23.065 đồng, sáng nay vẫn ở mức này. 

Tương tự, Sacombank cũng hạ giá bán USD xuống 22.997 đồng, bán ra là 23.072, giảm nhẹ chục đồng. Còn Eximbank duy trì mức mua và bán quanh 23.000 - 23.090 đồng.

Theo các chủ cửa hàng thu đổi ngoại tệ, tỷ giá tăng do nhu cầu mua USD cao. "Lượng người đi mua USD có nhích lên từ hôm qua và đến sáng nay thì đông hơn", chủ điểm thu đổi ngoại tệ trên đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM cho biết.

Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), khối lượng giao dịch USD bình quân ngày tăng 30% so với 2 năm trước, lãi suất vay USD kỳ hạn qua đêm đã tăng gấp 4 lần so với năm 2015. 

Tỷ giá trong 5 năm gần đây. Nguồn: Công ty chứng khoán Rồng Việt, Bloomberg
Tỷ giá trong 5 năm gần đây. Nguồn: Công ty chứng khoán Rồng Việt, Bloomberg

Tổng giám đốc một ngân hàng có thị phần trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhận định, có thể giá vàng thời gian qua xuống thấp, nhiều người đi mua USD thay thế khiến tỷ giá tự do nhích lên. Còn trong ngân hàng, ông cho biết chưa có dấu hiệu căng thẳng về cầu.

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và Thị trường vốn, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, nguyên nhân tăng của USD thời gian qua có thể là nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán có tính chu kỳ của doanh nghiệp vào cuối tháng, cuối quý trong tháng 6 cũng như nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, đồng đôla Mỹ đã và đang tăng mạnh so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác kể từ đầu năm; cũng như căng thẳng thương mại Trung Quốc - Mỹ cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư

Và theo ông, biến động tỷ giá này phần lớn liên quan đến các yếu tố vĩ mô toàn cầu, trong khi các yếu tố nội tại của kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 vẫn có chiều hướng tích cực. Nếu so với biến động của đồng Bath của Thái Lan (-3%), Rupiah của Indonesia (-7%), Peso của Philippines (-7,3%), Rupee của Ấn Độ (-8%), Won của Hàn Quốc (-5,6%) và đặc biệt là Trung Quốc (-3,2%) thì biên độ giảm giá của tiền đồng vẫn nằm trong kịch bản có thể dự đoán được (từ đầu năm đến nay giảm VND mất giá 1,4%). 

Bên cạnh đó, ông Khoa nhìn nhận Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2018, trong khi Chính phủ thể hiện quyết tâm trong việc kiềm chế lạm phát, tạo môi trường kinh tế ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Trong báo cáo gửi nhà đầu tư, nhiều công ty chứng khoán cũng cho rằng khả năng tỷ giá tiếp tục tăng cao là khó xảy ra. "Theo quan điểm của chúng tôi, nền kinh tế Việt Nam đủ mạnh để giữ biên độ phá giá tối đa của VND khoảng 2% trong ngắn hạn mặc dù tiền đồng đang bị định giá cao ít nhất khoảng 4-6%", chuyên viên phân tích của VDSC nhận định.

Chung quan điểm với VDSC, Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) vẫn giữ nguyên quan điểm rằng tỷ giá USD sẽ dao động quanh 23.000 - 23.200 đồng cho đến cuối năm 2018.

Tỷ giá tăng, cơ hội hạ lãi suất giảm
Ngày 27/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 22.640 đồng, tăng 15 đồng so với ngày 26/6. Như vậy,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư