-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
Nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn "án binh bất động" trong việc giảm giá cước. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Sau khi giá xăng dầu giảm lần thứ 6, vận tải khách bằng taxi chưa có dấu hiệu giảm giá và vẫn đang neo mức giá khá cao. Cụ thể, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, một xe taxi chạy trên đường phố Hà Nội tiêu thụ hết từ 7-9 lít xăng/100km.
Mỗi ngày, lái xe chạy trung bình từ 100 -150km. Với giá xăng giảm mạnh liên tiếp trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp vận tải taxi đang thu lời lớn từ người tiêu dùng. Mặc dù giá xăng giảm tổng cộng 5.586 đồng/lít, nhưng chỉ có lác đác một vài doanh nghiệp giảm giá cước. Hiện một số hãng vẫn giữ mức giá khá cao như Taxi Group giá cước mở cửa cho 300m đầu tiên là 12.000 đồng, từ km tiếp theo đến km thứ 32 là 14.400 đồng/km; với xe Innova 8 chỗ mức cước còn cao hơn, 15.900 đồng/km.
Tại Hãng taxi Mai Linh, giá mở cửa cho 500m đầu là 10.000 đồng/km, nhưng từ km tiếp theo là 15.100 đồng/km. Tại các hãng taxi khác như Thành Công, ABC, VIC taxi…, giá cước hiện dao động từ 11.000 - 12.000 đồng/km.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh, giá xăng dầu giảm 10%, các doanh nghiệp vận tải phải giảm cước. Ngày 1/9, hiệp hội có công văn yêu cầu các doanh nghiệp thuộc hiệp hội giảm cước. Còn theo đại diện Bộ GTVT, bộ này cũng có văn bản yêu cầu các Sở GTVT phối hợp tiến hành kiểm tra, giám sát thực hiện kê khai và niêm yết giá cước vận tải theo quy định, báo cáo với UBND tỉnh, Bộ GTVT, Bộ Tài chính kết quả triển khai trước 30.9.2015.
Theo Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Trần Bảo Ngọc, Vụ Vận tải đã triển khai phối hợp với Tổng cục Đường bộ, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và mời Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiểm tra việc thực hiện tại địa phương. Kết quả báo cáo hai bộ Tài chính và GTVT trước ngày 5/10.
Doanh nghiệp trì hoãn giảm cước
Chánh Văn phòng HĐQT CTCP Tập đoàn Mai Linh Hồ Quốc Phi cho biết, Công ty vừa giao các ban chuyên môn nghiên cứu, tính toán đến việc giảm giá cước taxi trong thời gian tới. Chắc chắn Công ty sẽ giảm cước nhưng mức giảm bao nhiêu phải chờ cuộc họp HĐQT vào ngày 7/9.
Đại diện CTCP Dịch vụ taxi ABC cho biết, hiện giá cước taxi của hãng đang ở mức 11.000 đồng/km. “Vì khi xăng tăng giá, taxi ABC vẫn giữ nguyên mức cước, nên bây giờ xăng giảm giá chúng tôi cũng chưa có lộ trình để giảm cước” - đại diện ABC cho biết. Cũng theo vị này, giá xăng mới giảm khoảng hơn 500 đồng/lít so với hồi đầu năm nên khi nào xăng giảm sâu hơn nữa, ABC mới tính đến việc giảm giá cước.
Trong khi đó, đại diện CTCP Bến xe Hà Nội Nguyễn Tùng Anh cho biết, hiện đã có 27 nhà xe đề nghị giảm giá cước, trong đó nhiều nhất là bến xe Giáp Bát với 13 nhà xe và mức giảm cao nhất là 10%, thấp nhất là 3%. Các doanh nghiệp giảm cước chủ yếu đang khai thác các tuyến gần trên dưới 100km, còn các tuyến xa như Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Sơn La… chưa có doanh nghiệp nào đề nghị giảm giá cước.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, các doanh nghiệp đã tăng cước ở những lần xăng dầu tăng giá trước đó phải giảm cước trong lần này, đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng. Còn những doanh nghiệp vẫn giữ nguyên giá cước từ đầu năm đến nay có thể cân đối phù hợp với tình hình kinh doanh của mình để quyết định việc giảm giá hay không.
“Việc bắt tay nhau trong việc điều chỉnh giá cước là hành vi vi phạm, và phải có văn bản, bằng chứng mới có thể kết luận được họ có “bắt tay” hay không” - ông Thanh nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của phóng viên, lý do mà các đơn vị vận tải đưa ra để trì hoãn cho việc chậm giảm giá cước là việc điều chỉnh mất thời gian, tốn kém tiền bạc, như toàn bộ các xe sẽ phải thay đổi bảng giá, cài đồng hồ đối với taxi, in vé... Tuy nhiên khi tăng giá xăng, lại không thấy các doanh nghiệp vin vào lý do này. Điều này không công bằng theo quy luật của thị trường và cũng là thiệt thòi cho hành khách.
-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai -
Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng