-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Liên tiếp trong mùa đại hội đồng cổ đông năm 2016 và 2017, vấn đề tìm người kế nhiệm đã được các cổ đông đặt câu hỏi cho Ban lãnh đạo của Tập đoàn FPT.
Bởi, mặc dù đều đã qua tuổi 60, nhưng hai "đại thụ" của FPT là ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT và ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc vẫn tái đắc cử các vị trí trên cho nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Bà Trương Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH Khỏe đẹp là người chơi ở vị trí CEO |
Ông Bình từng phải thừa nhận rằng, việc chuyển giao lãnh đạo tại FPT không dễ.
Giống như FPT, nhiều doanh nghiệp khác như PNJ, Vinamilk… cũng đang được chèo lái bởi những vị thuyền trưởng đã ngoại lục tuần.
Có thể nói rằng, câu chuyện tìm người kế nhiệm tại các doanh nghiệp tuy không mới, nhưng luôn là đề tài “hot” mỗi khi được đề cập. Bởi vậy, đây cũng là đề tài thường được Chương trình CEO - Chìa khóa thành công khai thác và luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Trong chương trình tuần qua với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược kế cận”, chương trình đã đặt CEO Trương Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH Khỏe đẹp vào tình huống của một doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng, đã hoạt động gần 30 năm và có nhiều thành công, danh tiếng trên thương trường.
Là công ty gia đình, nên hầu hết nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp là các thành viên trong gia đình và là bạn bè tham gia từ thời kỳ đầu mới gây dựng doanh nghiệp.
Vấn đề nằm ở chỗ, nhiều người trong số họ hiện đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, thậm chí vượt cả tuổi nghỉ hưu. Trong bối cảnh ấy, nếu không có kế hoạch đổi mới nhân sự quản lý cao cấp thì doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng nhân sự.
Trước tình hình này, CEO và các thành viên HĐQT Công ty đã có cuộc họp. CEO cho rằng, đã đến lúc cần quy hoạch lại đội ngũ kế cận cho các vị trí chủ chốt, phải làm ngay và không nhất thiết giới hạn trong những ứng viên trong gia đình.
Tuy nhiên, các cổ đông lại cho rằng, việc đưa người ngoài vào bộ máy chủ chốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy và phá vỡ cấu trúc doanh nghiệp gia đình. Bởi thế, công ty nên tập trung đào tạo thế hệ con cháu, đưa vào các vị trí chủ chốt để chuyển giao thế hệ ngay. Theo các cổ đông, quan hệ và quy mô của gia đình và bạn bè đủ lớn để có giải pháp ngay, không cần quy hoạch nhân sự như khi chọn người ngoài.
Hai quan điểm khác hẳn nhau này đã khiến cuộc tranh luận giữa CEO và các cổ đông trở nên vô cùng thú vị và lôi cuốn các khán giả theo dõi chương trình tham gia “hiến kế” cho cả 2 phe.
Đồng tình với quan điểm của CEO, bạn Nam Phong cho rằng: “Phải bảo đảm rằng nhân sự thuê ngoài "bù đắp" các lỗ hổng thiếu hụt mà vẫn giúp được bộ máy công ty vận hành trơn tru, không vấp váp tại những chỗ vừa thay thế đó”.
Trong khi đó, cũng không ít ý kiến đồng tình với quan điểm của các cổ đông. Bạn Hoàng Khải bày tỏ lo ngại: “Việc thuê nhân sự bên ngoài nếu không cẩn thận, họ có thể làm ảnh hưởng đến cả những ban ngành khác theo kiểu "dây chuyền", từ đó dễ đưa doanh nghiệp vào tình trạng khủng hoảng”.
Ý kiến của bên nào cũng có lý, do đó, CEO của chương trình vẫn phải tìm đến sự tư vấn của 2 chuyên gia để tìm lời giải cho tình huống này, là ông Lê Phụng Hào, Giám đốc điều hành Công ty Global AAA Consulting, Tổng giám đốc Công ty SAKOS và ông Grant Dennis, Phó tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam. Những lời khuyên mà 2 vị chuyên gia đưa ra chắc hẳn cũng là những gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Novaland, PwC Việt Nam và Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam (VEFC).
Chương trình CEO - Chìa khóa thành công được phát sóng vào lúc 10 h sáng Chủ nhật (29/10) và phát lại vào 8 h sáng thứ Hai (30/10) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025