Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 01 năm 2025,
Giải pháp chữa bệnh sợ trách nhiệm đã tương đối đầy đủ
Nguyễn Lê - 24/06/2023 18:37
 
Những yêu cầu tại Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ năm đã đủ để khắc phục được tình trạng tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức hay chưa.
.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết như trên tại cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, chiểu muộn 24/6.

Câu hỏi cúa phóng viên Báo Đầu tư tại cuộc họp báo là những yêu cầu được nêu tại Nghị quyết chung của Kỳ họp này đã đủ để khắc phục được tình trạng tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, được nhiều đại biểu đề cập và tranh luận sổi nối tại kỳ họp này hay chưa.

Trà lời, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng -  An nình của Quốc hội nói, đây là lần đầu tiên Quốc hội ghi nhận trong nghị quyết chính thức của Quốc hội về vấn đề này.

Thứ nhất, Quốc hội đánh giá: “Đặc biệt, tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc, gây bức xúc trong xã hội”.

Đây là nhận định rất trực diện, không né tránh, ông An nhìn nhận.

Ông Trịnh Xuân An trả lời tại họp báo. 

Về giải pháp, ông An cho biết Quốc hội yêu cầu sớm đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định cụ thể cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo ông An, khi ban hành được văn bản này thì sẽ giải quyết được vấn đề đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Đại biểu An cũng cho biết quan điểm cá nhân của ông là cần áp dụng cách thức quản trị như của doanh nghiệp trong cơ qụan nhà nước, đó là khoán sản phẩm, giao định mức, chỉ tiêu, doanh số để các cấp, cán bộ, công chức phải triển khai thực hiện, tránh đùn đẩy. Cùng với đó, cần triệt để áp dụng cơ chế khoán chi, ai làm nhiều hưởng nhiều, xây dựng cơ chế thưởng cho người làm việc hiệu quả.

Làm rõ thêm, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nói, tại nghị quyết chung của Kỳ họp, Quốc hội đã yêu cầu tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc, kiến nghị của địa phương, người dân, doanh nghiệp.

Qua đó phát hiện, xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản dưới luật không còn phù hợp hoặc kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết có liên quan.

Quốc hội còn yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm, ông Cường cho hay. 

Như vậy, ông Cường cho rằng, về giải pháp cũng đã tương đối đầy đủ để hạn chế tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức.

Sau 23 ngày làm việc, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề: thông qua 8 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu 8 dự án luật khác; giám sát tối cao chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét các báo cáo về kiến nghị của cử tri và giải quyết các kiến nghị của cử tri cùng một số nội dung quan trọng khác.

“Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo"
Nối dài cuộc tranh luận về cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm, tại nghị trường.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư