-
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam
Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích, thúc đẩy trái phiếu xanh, vận hành thị trường tín chỉ carbon… là những giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch xanh cho doanh nghiệp.
“Không nỗ lực chuyển đổi xanh, sức cạnh tranh thu hút đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam sẽ suy giảm”, PGS-TS. Vũ Minh Khương, Trường chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) đưa ra nhận định trên tại một một hội thảo khoa học do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây.
Ông Khương dẫn chứng, hệ số an ninh năng lượng của Việt Nam suy giảm từ 93% năm 2015, xuống còn 56% năm 2020 và ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, lượng phát thải CO2 cũng tiếp tục tăng, trong khi Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050.
Theo PGS-TS. Vũ Minh Khương, Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh bởi những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ năng lượng tái tạo. Đồng thời, tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn với đường bờ biển dài 3.260 km, nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi. Việt Nam cũng có thể tận dụng thế mạnh thủy điện để phát triển điện tái tạo. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trên con đường đi đến tăng trưởng xanh như tư duy còn hạn chế, dựa quá nhiều vào mô hình truyền thống...
Thực tế là, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia đều hướng tới. Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, được hỗ trợ bởi khung khổ pháp lý, dẫn dắt bởi chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, phát triển bền vững lấy tăng trưởng xanh làm then chốt đã trở thành yêu cầu cấp bách, được Đảng và Nhà nước định hướng đẩy mạnh.
"Đây là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế; là quá trình chuyển biến về tư duy, nhận thức trong sản xuất, tiêu dùng và lối sống, trong tư duy hoạch định và thực thi chính sách", Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.
Chia sẻ thành công của các quốc gia trong thực hiện tăng trưởng xanh, ông Arnaud Ginolin, Tổng giám đốc BCG Việt Nam thông tin, hiện tại, nhiều quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh, chẳng hạn như Mỹ tạo ra 100.000 việc làm xanh từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, Hàn Quốc huy động được 92 tỷ USD làm quỹ chính phủ quốc gia để thực hiện trung hòa carbon trong 5 năm (2023-2028), hay Trung Quốc tăng 50% tổng công suất điện mặt trời lắp đặt năm 2023 so với năm 2022…
Theo ông Arnaud Ginolin, những yếu tố dẫn đến thành công trong thực hiện tăng trưởng xanh của các quốc gia là: khung khổ pháp lý; cơ chế ưu đãi/khuyến khích; chương trình thí điểm; quản trị và truyền thông.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cùng bối cảnh ở Việt Nam, ông Arnaud Ginolin đưa ra khuyến nghị, cần xây dựng hệ thống phân loại xanh phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững, các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam cần xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích xanh; có cơ chế ưu đãi dành riêng cho các dự án thí điểm xanh trong những lĩnh vực trọng tâm, tạo môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần thúc đẩy tài chính xanh thông qua hỗ trợ phát triển và áp dụng các công cụ tài chính xanh như trái phiếu xanh, thị trường tín chỉ carbon, tài chính hỗn hợp; tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, triển khai truyền thông đa kênh với các chương trình toàn quốc và cấp tỉnh, thu hút sự tham gia của các bên liên quan ở cả khu vực công và tư nhân, trong nước và quốc tế.
Về vai trò của doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, trong chuyển đổi xanh, khu vực kinh tế tư nhân là động lực chính, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là “xương sống”, quyết định sự thành bại của chuyển đổi xanh trong nền kinh tế. Do đó, cần xác định nhận thức chuyển đổi xanh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là vấn đề của cả các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chứ không chỉ riêng doanh nghiệp lớn. “Đây cũng là ‘hộ chiếu’ để tham gia thị trường trong nước và thế giới, tiếp cận mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
-
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Phát động Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ nhất -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024