
-
Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức là Di sản Văn hóa Thế giới
-
Hà Nội níu chân du khách bằng sản phẩm du lịch đêm đặc sắc
-
Đà Lạt lọt Top 5 điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025
-
Di tích Tháp bà Pô Nagar là di tích Quốc gia đặc biệt
-
Sheraton Hanoi Hotel được đề cử 4 hạng mục tại Luxe Global Awards 2025 -
Sức bật mới cho du lịch Hà Nội từ những sản phẩm sáng tạo
Không gian mở, cơ hội mới
Sau sáp nhập địa giới hành chính, nhiều siêu đô thị như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đang đứng trước cơ hội tái cơ cấu không gian du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả tiềm năng này, cần những giải pháp đồng bộ về quy hoạch, sản phẩm và chính sách đầu tư.
GS-TS. Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA) nhận định: “Việc mở rộng không gian hành chính cho phép tái cấu trúc hệ sinh thái du lịch thành phố. Những vùng từng bị coi là vệ tinh nay có thể trở thành hạt nhân mới, nếu được đầu tư đúng hướng và kết nối tốt với trung tâm”.
Dù không phải thành phố có quy mô lớn nhất cả nước, nhưng với diện tích hơn 3.300 km2 và dân số xấp xỉ 9 triệu người, Hà Nội vẫn là một trong những siêu đô thị đặc biệt sau quá trình mở rộng địa giới hành chính. Việc hoàn tất sáp nhập các đơn vị hành chính trong năm 2025 góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời mở ra cơ hội để tái cấu trúc không gian phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Thực tế, dòng khách du lịch đến Hà Nội vẫn chủ yếu tập trung tại khu vực nội đô với các điểm đến quen thuộc như phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long... Trong khi đó, các vùng ven và ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Oai… - những địa bàn giàu tài nguyên cảnh quan, sinh thái và di sản văn hóa - lại chưa được khai thác xứng tầm. Nhiều tiềm năng vẫn bị “bỏ quên”, hoặc mới chỉ được phát triển nhỏ lẻ, thiếu liên kết.
Trong bối cảnh đó, việc sáp nhập hành chính và quy hoạch lại địa bàn là cơ hội để Hà Nội mở rộng trục du lịch ra ngoại thành, định hình các "vành đai du lịch" kết nối đô thị với nông thôn, văn hóa với thiên nhiên, truyền thống với hiện đại, từ đó tạo động lực tăng trưởng mới cho ngành du lịch.
Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn Thành phố đón hơn 14,4 triệu lượt khách, trong đó có hơn 3 triệu khách quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ lưu trú dài ngày tại khu vực ngoại thành chưa tới 10%. Do đó, cần nghiên cứu mô hình phát triển cụm điểm đến liên vùng, như phố cổ kết nối với làng lụa Vạn Phúc, du lịch đêm Hồ Gươm kết hợp với du lịch chữa lành Ba Vì…
Tương tự, tại TP.HCM, quá trình mở rộng không gian đô thị cũng đang tạo ra những động lực tăng trưởng mới.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đón hơn 3,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2024 (đạt 45,4% kế hoạch năm 2025); khách nội địa ước đạt hơn 18,3 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2024 (đạt 40,7% kế hoạch năm 2025). Tuy vậy, phần lớn chi tiêu vẫn tập trung vào dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm tại khu trung tâm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sau sáp nhập và tổ chức lại không gian hành chính, TP.HCM đang có cơ hội vàng để phát triển một hành lang du lịch xanh trải dài từ khu vực bán đảo Thủ Thiêm, dọc sông Sài Gòn đến Củ Chi và vùng ven biển Cần Giờ. Đây là không gian giàu tiềm năng cảnh quan, hệ sinh thái đa dạng và có sự liên kết với các vùng nông nghiệp, rừng ngập mặn.
Cần chính sách đầu tư đặc thù hậu sáp nhập
Để biến những tiềm năng thành động lực tăng trưởng thực sự, điều kiện tiên quyết là phải có những nhà đầu tư đủ tầm nhìn dài hạn, sẵn sàng rót vốn vào hạ tầng xanh, các mô hình nghỉ dưỡng bền vững, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…
Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, Việt Nam đang có cơ hội vàng để làm mới du lịch đô thị. Nhưng nếu không đồng bộ về quy hoạch sản phẩm, đầu tư hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, thì không gian mới cũng chỉ là bản đồ trống.
Theo bà Khánh, giải pháp cốt lõi là tái cấu trúc sản phẩm theo mô hình cụm điểm đến liên vùng. Các tuyến du lịch kết nối nội - ngoại đô cần phát triển theo hướng đa trải nghiệm.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích đầu tư vào du lịch vùng ven đòi hỏi phải có chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ thủ tục đất đai và miễn giảm thuế hợp lý, nhất là với các dự án homestay, khu nghỉ dưỡng sinh thái…
Một điểm nghẽn khác là cơ chế phối hợp liên ngành còn thiếu linh hoạt, gây khó khăn cho việc tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch phù hợp với đặc thù vùng sáp nhập. Cần sớm phân cấp, trao quyền trong xúc tiến đầu tư, phát triển sản phẩm và tổ chức lễ hội, tạo dư địa cho sáng tạo và thích ứng theo điều kiện từng địa phương.

-
Giải pháp thúc đẩy du lịch siêu đô thị sau sáp nhập -
Di tích Tháp bà Pô Nagar là di tích Quốc gia đặc biệt -
Sheraton Hanoi Hotel được đề cử 4 hạng mục tại Luxe Global Awards 2025 -
Sức bật mới cho du lịch Hà Nội từ những sản phẩm sáng tạo -
Du lịch xanh trở thành tiêu chí đầu tư mới của doanh nghiệp lớn -
Sức sống mới tại 63 điểm du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL -
Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng