Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Giải thoát cho đại gia thoái vốn ngoài ngành
Khánh An - 19/09/2014 06:57
 
() Nhiều đề xuất trước đây về cơ chế đặc thù trong các kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được pháp quy hóa.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Xi măng Yên Bái ốm yếu, SCIC khó lấy lại tiền
Vinaconex bán hết cổ phần ở Viwapico
DNNN thoái vốn khỏi ngân hàng: SCIC chưa mua được đồng nào
Thiếu điều kiện để SCIC mua cổ phần ngân hàng
Đại gia thoái gần 170 tỷ đồng khỏi tài chính, ngân hàng
Hanel kêu vướng thoái vốn

Từ ngày 1/11/2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có thể tiếp tục triển khai thoái vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình như phương án đã được phê duyệt.

  Thoái vốn không còn phải xin cơ chế riêng  
  Đến hết năm 2015, EVN phải thoái toàn bộ phần vốn góp tại Ngân hàng TMCP An Bình  

Đây là thời điểm Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực.

EVN và nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, trong đó có thể kể đến Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam…, đang có tờ trình cơ chế riêng cho việc thực thi các kế hoạch thoái vốn do khó khăn trong quy trình thủ tục, do nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không thành công…, đã phải đợi văn bản này suốt từ tháng 3/2014, khi Nghị quyết 15/2014/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ ban hành.

Theo Quyết định 51/2014/QĐ-TTg, quy định về thoái vốn khỏi các ngân hàng thương mại của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được quy định rất rõ ràng. DNNN sở hữu hoặc cùng DNNN khác sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên tại các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước xem xét tiếp nhận đại diện chủ sở hữu hoặc chỉ định một hoặc một số ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn điều lệ) mua lại theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng trường hợp.

Các trường hợp khác ngoài trường hợp quy định ở trên, DNNN có thể thoái vốn dưới mệnh giá, thoái vốn dưới giá trị sổ sách… Tất nhiên, đi cùng với đó là những ràng buộc cụ thể, như phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản đối với bên nhận chuyển nhượng về vấn đề sở hữu vốn, năng lực tài chính theo quy định của pháp luật trước khi chuyển nhượng.

Ngay với trường hợp đấu giá không thành công, hoặc bán không hết cổ phần, thì DNNN đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận đại diện chủ sở hữu, hoặc chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước mua lại trước khi đề nghị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua…

Trước đó, mặc dù EVN đã thông báo hoàn thành việc chuyển nhượng 25,2 triệu cổ phần của EVN tại Ngân hàng An Bình cho CTCP Xuất nhập khẩu Hà Nội với giá chuyển nhượng 10.000 đồng/cổ phần, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 21,27% xuống còn 16,02% vốn điều lệ của An Bình, song theo Quyết định 1782/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015, đến hết năm 2015, EVN phải thoái toàn bộ phần vốn góp tại ngân hàng này.

Phần vốn phải thoái tiếp tục của EVN không hề nhỏ. Trong các kiến nghị, EVN thường xuyên nhắc tới những khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng trong khi phải đảm bảo công khai, minh bạch và bảo toàn vốn theo quy định. Đặc biệt, băn khoăn về quy định thực hiện đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán.

Đây là lý do vào tháng 1/2014, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc EVN ngừng tiếp tục thực hiện thoái vốn tại An Bình đến khi Chính phủ có nghị quyết về vấn đề này.

Với các lĩnh vực khác, Quyết định 51/2014/QĐ-TTg cũng làm rõ nguyên tắc thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn ở mức cao nhất khi chuyên nhượng vốn. Việc chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận chỉ thực hiện sau khi bán đấu giá không thành công. Quy định về các mức giảm giá hay cơ chế trích lập dự phỏng giám giá các khoản đầu tư ngoài ngành cũng được làm rõ.

Như vậy, lo ngại về việc khó hoàn thành thoái khoảng 18.000 tỷ đồng còn lại (trong tổng số 22.000 tỷ đồng) mà các tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư ngoài ngành từ nay đến năm 2015 đã được giải tỏa nhiều.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư