-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Thất bại vì thích hào nhoáng
Năm 2014, 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học, cộng với vốn kiến thức thu thập từ 1 năm nghiên cứu về quản lý kinh tế tại Đức, Hồ Phi Ân tự tin khởi nghiệp kinh doanh. Mô hình cà phê và tiếng Anh & âm nhạc hình thành.
Hồ Phi Ân kể, lúc đó, nhóm bạn đổ vốn vào mô hình này mơ về một môi trường giáo dục tiếng Anh trẻ trung, năng động và hiệu quả.
“Chúng tôi rất tự tin. Tôi sinh ra từ ĐắkLắk - xứ sở của cà phê. Trình độ tiếng Anh rất khá. Số vốn huy động từ bạn bè và gia đình khá rủng rỉnh. Chúng tôi quyết định phải làm ra tấm ra món”, Ân nhớ lại lần khởi nghiệp đầu tiên.
Doanh nhân 9X Hồ Phi Ân, Giám đốc Công ty AGP |
Vậy là, gần như liền một lúc, 3 cửa hàng tại TP.HCM với mô hình trên được ra mắt hoành tráng. Không chỉ đầu tư cà phê, tiếng Anh, tiền đổ vào dàn nhạc rất lớn. Những người chủ trẻ tin rằng, khách hàng sẽ đổ đến bởi sự hào nhoáng đó.
Nhưng, mọi việc không như dự tính. Thu không đủ bù chi. Nhóm bạn chia rẽ về ý kiến và tư tưởng kinh doanh. Bạn đồng hành rút vốn. Hồ Phi Ân phải một mình gánh toàn bộ 3 cửa hàng, lo từ cà phê đến tiếng Anh, âm nhạc và cả dòng tiền đang đầy bất ổn.
“Sau này nghĩ lại, lý do thất bại có thể nhìn thấy ngay từ đầu, khi chúng tôi chọn giá trị cốt lõi là giáo dục, nhưng công cụ thực hiện lại là những lĩnh vực kinh doanh khác. Nhưng lúc đó, chỉ nghĩ cách duy trì cửa hàng. Tôi cố gồng gánh, nhưng không được”, Hồ Phi Ân mổ xẻ lần thất bại đầu tiên.
Kết quả, ông chủ Ân rao bán cả 3 quán, nhưng có vẻ thất bại chưa được chấp nhận. Toàn bộ số vốn thu lại ngay lập tức dồn vào một dự án mới, mong gỡ lại những gì đã mất.
Năm 2015, Ân bước vào dự án thứ hai trong đời kinh doanh, xây dựng hệ thống chuỗi nấu ăn và cung cấp suất ăn khép kín. Ý tưởng này đã lấp ló khi kinh doanh chuỗi cà phê, vì thấy dân văn phòng có nhu cầu cao về suất ăn trưa sạch sẽ, vệ sinh, nhưng thiếu cung. Ân bắt tay vào làm, thuê căn nhà 4 tầng, lập quy trình nấu ăn, lấy chất lượng vệ sinh làm chuẩn mực. Tháng đầu tiên ra mắt, Ân mời khách hàng đến ăn miễn phí và góp ý.
Mọi việc cũng hanh thông. Trong một thời gian ngắn, lượng đơn hàng giao tại văn phòng tăng đột biến, khách đến quán đông nghẹt vào bữa trưa.
Cũng phải nói thêm, trong căn nhà 4 tầng này, Ân vẫn dành không gian riêng cho tiếng Anh. “Đó là đam mê của tôi”, Ân lý giải. Đối tượng của lớp tiếng Anh này chính là những người đi làm, khách của cửa hàng ăn. Có thu nhập, Ân tiếp tục đầu tư lớn hơn…
“Tôi lại vấp phải chính sai lầm của lần thất bại trước. Đó là thích “hoành tráng”. Khi khách đông dần, tôi dồn tiền mở rộng quán, đầu tư để quán “hoành tráng” hơn. Nhưng, với số vốn ít ỏi, lại đầu tư nhiều, cần nhân công lớn, nguồn thu hụt hẳn đi. Tôi lại chật vật quản lý dòng tiền”, Ân kể.
Thất bại lần thứ hai rõ dần khi lương nhân viên bị khất lần. Khi đó, ông chủ trẻ đã tự lập lại chiến lược kinh doanh, mang bản chiến lược đó đi chào từng nhà đầu tư.
Cuối cùng, tháng 10/2015, sau 3 tháng hoạt động, Ân phải bán lỗ để lấy tiền trả lương nhân viên.
Khởi nghiệp là không được dừng lại
Sau 2 lần nếm mùi thất bại liên tiếp, Ân quyết định dừng lại, chuyển sang làm thuê. Nhưng, công ty mà Hồ Phi Ân đầu quân lại là một doanh nghiệp chuyên về start-up, nên ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh không những không bị chôn vùi, mà còn có thêm những góc nhìn mới, những hậu thuẫn mới.
Ân kể, một lần dạy tiếng Anh kèm riêng cho một chủ doanh nghiệp, một người bạn đã đặt câu hỏi, sao không khởi nghiệp bằng công việc này.
“Tôi cũng tự hỏi sao lại không. Tôi quyết định khởi nghiệp lần thứ 3. Công việc là cung cấp chương trình kèm học tiếng Anh theo đặt hàng riêng cho doanh nhân, chủ doanh nghiệp”, Ân nhớ lại.
M|ùi thất bại từ 2 lần trước vẫn còn đắng ngắt, nên lần này, Ân bình tĩnh với kế hoạch kinh doanh mới. Công việc làm thuê vẫn được tiếp tục để có kinh phí trang trải bước đầu, vì đầu tư vào giáo dục không thể nóng vội, ồn ào như kinh doanh fast-food.
Ân cho biết, đã phải nghiên cứu khảo sát thị trường thật kỹ, để từ đó hiểu rằng, đối tượng khách hàng mà dự án đang hướng tới, các doanh nhân, chủ doanh nghiệp, không có thời gian tới trung tâm học tiếng Anh, nhu cầu cần giáo viên tiếng Anh theo chuyên ngành của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nhưng, thị trường này đang có nhiều doanh nghiệp giàu cả kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, nếu không tránh cạnh tranh trực tiếp, khả năng đi lại lối mòn rất cao.
“Tôi xác định phải bám theo khách hàng. Họ cần gì, chúng tôi sẽ cung cấp giáo viên thỏa mãn nhu cầu học đó. Chọn cách này nghĩa là tôi buộc phải chấp nhận không chạy theo doanh số, đi từng bước một”, Hồ Phi Ân chia sẻ.
Cùng với dự án dạy và học một thầy kèm một trò, AGP xây dựng chương trình dạy kinh doanh bằng tiếng Anh. Mục tiêu là người học có thể áp dụng ngay vào môi trường kinh doanh của mình.
AGP cũng phát triển chương trình dạy tiếng Anh từ xa trên điện thoại di động, hướng tới giới trẻ ở các tỉnh, thành phố có du lịch phát triển mạnh, nhu cầu học và giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành du lịch lớn như Vũng Tàu, Khánh Hòa… Điểm khác biệt của dự án này, theo Hồ Phi Ân, người học online sẽ không chỉ tự học mà sẽ có sự kèm cặp của giáo viên mỗi tuần một lần, để học viên thực hành với người nước ngoài, tăng độ thích ứng trong giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Bắt đầu từ tháng 3/2016, hiện giờ, AGP đã có danh sách khách hàng. Nhưng, với Hồ Phi Ân, mọi việc vẫn đang ở phía trước.
“Tôi đã ngẫm và thức tỉnh. Trong kinh doanh, muốn giàu có ngay thì không thể. Với lĩnh vực giáo dục thì càng không thể mong giàu nhanh”, Ân nói.
Cho đến lúc này, Hồ Phi Ân vẫn đang bước từng bước một…
Khởi nghiệp rồi thất bại, rồi lại bắt đầu. Vậy, biết đâu sẽ có rủi ro ở phía trước?
Tới giờ này tôi có thể nói là không sợ thất bại. Đã thất bại hai lần, đã vượt qua để tiếp tục kinh doanh, tôi nghĩ mình đã vượt qua được cảm giác sợ.
Bài học thất bại của Hồ Phi Ân là?
Thất bại vì thích hào nhoáng, thích hoành tráng.
Với anh, thất bại trong kinh doanh là…
... là bình thường. Vấn đề là cách đứng lên làm lại và cách nhìn nhận những sai lầm cũ. Đó mới là chuyện quan trọng.
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024