Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Giảm nỗi lo lây nhiễm chéo tại khu cách ly tập trung
D.Ngân - 08/06/2021 09:19
 
Khi xét nghiệm, điều trị đã tạm thời ổn định, thì công tác cách ly lại trở thành vấn đề trọng yếu, đóng vai hạn chế các ca lây nhiễm mới, giảm tải cho các khâu khác.

Theo báo cáo của ngành Y tế Bắc Giang hiện trên địa bàn tỉnh có 240 khu cách ly tập trung với khoảng 13.000 công dân. Về cơ bản, công tác cách ly đã khoanh vùng được tất cả những điểm nóng, số ca F0 chủ yếu trong các khu cách ly.

Bắc Giang, Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Theo Tổ kiểm tra giám sát của Sở Y tế tỉnh cho biết, từ khi thành lập tổ đã kiểm tra, giám sát đột xuất đạt 25% tổng số khu cách ly.

Đối với tổ giám sát của cấp huyện theo yêu cầu của tỉnh thì các khu cách ly được kiểm tra, giám sát 1 ngày/1 lần. Hiện đã có 136/240 cơ sở báo cáo đều đặn, đạt 80% là TP Bắc Giang, Yên Thế, Lục Nam.

Trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục cần tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát thông qua việc tăng số lượng đơn vị thực hiện báo cáo hàng ngày, cập nhật hướng dẫn cách ly, xử lý môi trường đúng quy định để phòng, chống dịch bệnh tốt tại đơn vị mình. 

Một số cơ sở cách ly của trường mầm non thì cơ bản đáp ứng đủ nhà vệ sinh riêng, còn các khu cách ly tại trường tiểu học, THCS… sẽ có giải pháp bố trí số lượng người cách ly phù hợp trong việc sử dụng nhà vệ sinh chung đảm bảo vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn tại khu công nghiệp.

Theo ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, chỉ huy tổ giám sát cách ly, Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang cho hay cần thành lập Tổ công tác phụ trách công tác cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung do tỉnh quyết định theo cơ cấu 3 bộ phận: Chỉ huy, tổng hợp, kiểm tra trực tiếp với 5 lực lượng tham gia là công an, quân sự, tài nguyên, văn phòng UBND và chủ lực là lực lượng Y tế. 

“Quyền lực của Tổ giám sát này cần được đảm bảo, có thể liên lạc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh để đề xuất giải quyết ngay tại chỗ”, đại diện Bộ Y tế nêu.

Ông Nam đề xuất thêm các điểm cần lưu ý, cứ khu cách ly nào mới phát hiện F0 thì ngay ngày hôm sau phải kiểm tra ngay để kịp thời ứng phó. 

Đồng thời cần thành lập thêm một khu cách ly dành cho những người F1 có nguy cơ cao, để quản lý riêng tránh việc lây chéo. Quản lý khu cách ly trực tiếp có quyền giám sát qua hệ thống camera của khu cách ly để thuận lợi cho quản lý.

Dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt nhiều địa phương tiếp tục có số ca mắc đang tăng nhanh như Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải sẵn sàng các kịch bản và tình huống ứng phó. 

Theo ý kiến của một số chuyên gia, chưa ai có thể nói trước được điều gì về tình hình Covid-19, đặc biệt khó dự đoán bao giờ dịch sẽ kết thúc; ngược lại, phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Khi số ca mắc tăng cao, đồng thời số lượng F1, F2 cũng sẽ tăng theo cấp số nhân, áp lực đối với các khu cách ly tập trung là vô cùng lớn. 

Vì vậy, chuyên gia đề nghị Bộ Y tế nên thay đổi phương thức cách ly để phù hợp trong tình hình mới, trong đó thực hiện cách ly F1 tại nhà là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần thực hiện theo đúng quy trình, được kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm nếu sai phạm xảy ra.

Bắc Giang, Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo các chuyên gia y tế, với đối tượng F1 nên thực hiện cách ly tại nhà, vừa tránh lây nhiễm chéo, vừa tiết kiệm được ngân sách.

Theo Bộ Y tế, các địa phương phải tính đến tình huống nếu có nhiều người bị nhiễm, có nhiều F1 mà các khu cách ly tập trung không đáp ứng đủ thì nghiên cứu, khảo sát để thí điểm quy mô nhỏ là cho F1 cách ly tại nhà, có kết hợp giám sát bằng công cụ công nghệ và sự giám sát của cộng đồng.

Hiện nay, Bộ Y tế mới chỉ thực hiện thí điểm tại Bắc Giang và Bắc Ninh, khi số lượng các trường hợp F1 vượt quá năng lực cách ly của địa phương. Bộ Y tế cũng yêu cầu địa phương phân loại rất kỹ, những người tiếp xúc rất gần và có nguy cơ cao vẫn phải cách ly tập trung. Còn người tiếp xúc ở khoảng cách xa trên 2m thì có thể cách ly tại nhà. Trước mắt chưa thực hiện trên quy mô cả nước.

Việc cách ly tập trung tất cả F1 vào một chỗ thì nguy cơ lây nhiễm từ người đã bị nhiễm virus sang người lành rất cao. Có khi người mới vào cách ly mang virus trong người lại lây cho người đã cách ly đủ thời gian quy định và khi người này cách ly xong về nhà mới phát hiện dương tính.

Việc cách ly các F1 tại nhà có nhiều ưu điểm, khi có thể tránh được lây nhiễm chéo, tự phục vụ hoặc có người khác phục vụ ăn uống, mua thực phẩm online, điều kiện vệ sinh được tốt hơn. 

Về mặt tâm lý, tinh thần ngườiđược cách ly cũng thoải mái hơn khi được tiếp tục làm việc và theo dõi sức khỏe của mình. Ngoài ra, nhà nước không phải tiêu tốn các chi phí phục vụ ăn uống, điện nước, theo dõi sức khỏe, bố trí địa điểm, tổ chức giám sát, canh phòng...

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, nếu cách ly tập trung quá tải sẽ có nhiều nguy cơ hơn là lợi ích, vì thế, việc cách ly F1 tại nhà giúp giảm tải, cắt đứt đường lây. 

Việc giám sát các trường hợp F1 tại nhà có thể thực hiện thông qua các ứng dụng thông tin như camera, người cách ly có thể đeo vòng tay có gắn chip... Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ về trách nhiệm giám sát F1 tại nhà, người chỉ định giám sát phải xem xét đánh giá đầy đủ những đối tượng nào mới có đủ điều kiện cách ly tại nhà.

"Thông thường y tế địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng, chính quyền địa phương tại khu vực nào chịu trách nhiệm khu vực đó. Tuy nhiên, phải phân rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Người giám sát phải nắm rõ tình hình, có liên lạc với người cách ly để bất cứ lúc nào cũng có thể nắm bắt. Điều quan trọng nhất để công tác này thành công đó là tạo tâm lý cho người cách ly, giúp họ hiểu rằng giám sát là hỗ trợ chứ không phải theo dõi hay kiểm soát", Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nêu.

Theo bản tin sáng 8/6 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 43 bệnh nhân trong nước và một trường hợp nhập cảnh.

Các tỉnh, thành phố có thêm ca Covid-19 là Bắc Giang (22), TP.HCM (15), Bắc Ninh (6). Trong đó, 41 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc vùng đã được phong tỏa.

Trong số các bệnh nhân ở TP.HCM, 10 ca liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 4 người thuộc diện F1, một trường hợp đang được điều tra dịch tễ.

Tại Bắc Ninh, các ổ dịch có thêm ca bệnh là khu công nghiệp Khắc Niệm (3), khu công nghiệp Quế Võ (1). Trường hợp còn lại đang được điều tra dịch tễ.

Các bệnh nhân tại Bắc Giang được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại các khu công nghiệp.
Bệnh nhân nhập cảnh là nữ, 24 tuổi, có địa chỉ tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Người này trở về từ Nhật Bản, được cách ly ở Quảng Nam.

Hiện tại, nước ta có 176.398 người thuộc diện phải cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 5.062 người, tại cơ sở khác: 20.209 người. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 151.127 trường hợp.

Tính đến 16 giờ ngày 7/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP với 1.340.098 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 là 38.166 người.

Đồng Nai áp dụng cách ly 21 ngày với người về từ TP.HCM
Từ ngày mai (5/6), những người từ TP.HCM về và đến Đồng Nai đều phải cách ly y tế tại nhà hoặc cơ sở lưu trú (người cách ly tự trả phí) thời...
Bình luận bài viết này
  • Chu Dinh 22:15 | 12-06-2021
    Theo thiển ý của tôi, cho cách ly F1 tại nhà chỉ thành công nếu đối tượng là cá nhân sống riêng lẻ trong điều kiện sống rộng rãi, ít nhất là có phòng riêng. Nếu sống chung đụng trong điều kiện sống chật hẹp hoặc đông đúc, không khéo đây lại biến thành ổ dịch. Rất cần cân nhắc cẩn thận
Xem thêm trên Báo Đầu Tư