
-
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bệnh di truyền nghiêm trọng
-
Hành trình hồi sinh nụ cười cho những trẻ không may mắn
-
Tin mới y tế ngày 8/7: Tầm soát sớm để điều trị ung thư kịp thời
-
Đình chỉ lưu hành và thu hồi nhiều mỹ phẩm vi phạm quy định
-
Abbott kết nối công nghệ và lòng nhân ái qua trải nghiệm hiến máu độc đáo -
Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật, giảm biến chứng nguy hiểm
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn Thành phố, giai đoạn đến năm 2025. Theo đó, Kế hoạch này đề ra 5 mục tiêu đến năm 2025.
![]() |
Từ nay đến 2025, Sở Y tế Hà Nội đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%. |
Đáng chú ý, ở mục tiêu thứ 2 về “Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần”, Kế hoạch đưa ra các mục tiêu rất cụ thể và được đánh giá là khó thực hiện.
Cụ thể như: Giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%; ở người 13-17 tuổi còn dưới 20%.
Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 37%. Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 7 gam/ người/ ngày. Giảm tỷ lệ thiếu vận động thể lực ở người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 22%.
Ngoài ra, Kế hoạch cũng nêu một số mục tiêu đáng chú ý như: ít nhất 70% người phát hiện thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp;
Ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia; ít nhất 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, để triển khai đạt được các mục tiêu nói trên, Sở Y tế Hà Nội đã đề ra 6 nhóm giải pháp cụ thể và cũng đã giao nhiệm vụ chi tiết cho các đơn vị trong ngành.
Theo cảnh báo của ngành Y tế, tình trạng đột quỵ ở người trẻ tại Việt Nam đang gia tăng báo động trong đó nguyên nhân lớn là do lạm dụng rượu bia.
Theo thống kê tại các bệnh viện, khoảng 25% các ca đột quỵ có độ tuổi trong khoảng từ 18-45 và mỗi năm tăng thêm 2%, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Mới đây Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận trường hợp người đàn ông 33 tuổi bị đột quỵ, nhưng không xác định được nguyên nhân.
Tuy nhiên, khai thác tiền sử, bệnh nhân chia sẻ do công việc làm chủ nhà hàng nên thường xuyên sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá hàng ngày.
Tỉnh dậy sau giấc ngủ ban đêm, người đàn ông này xuất hiện tê liệt nửa người. Nam bệnh nhân được gia đình đưa tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cấp cứu.
Tại Khoa Đột quỵ não, kết quả phim chụp xác định bệnh nhân có nhồi máu não. Khi được bác sĩ thông báo bị đột quỵ và vào viện đã qua giai đoạn vàng can thiệp, bệnh nhân đã rất ngỡ ngàng.
Theo BSCKI Phạm Văn Cường, Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, quá trình thăm khám anh gặp không ít trường hợp bệnh nhân trẻ, chỉ mới hơn 30 tuổi đã bị đột quỵ do có nhiều thói quen xấu.
“Đột quỵ do thói quen xấu ở người trẻ đang rất báo động. Những thói quen như lạm dụng thuốc lá, rượu bia khiến cho bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu và xơ vữa mạch máu, dẫn tới đột quỵ”, bác sĩ Cường cho biết.
Tại một số cơ sở y tế khác cũng ghi nhận các trường hợp đột quỵ ở người trẻ. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2022, Khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí (Quảng Ninh) đã tiếp nhận và điều trị cho 4 trường hợp đột quỵ não ở độ tuổi còn khá trẻ (từ 36 - 44 tuổi).
Còn tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, có thời điểm trong số 1.000 bệnh nhân đột quỵ đã có hơn 100 ca là bệnh nhân trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 - 44 tuổi.
Thậm chí, tại đây đã tiếp nhận trường hợp 14 tuổi cũng bị đột quỵ. Khi nhập viện, bệnh nhân này có biểu hiện đau đầu nhưng rất may chưa có rối loạn vận động. Chụp cắt lớp, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị dị dạng mạch não…
Theo bác sĩ Phạm Văn Cường, một trong 4 thói quen xấu gặp rất nhiều ở người trẻ Việt Nam làm gia tăng nguy cơ đột quỵ sớm trong đó lạm dụng đồ uống có cồn là nguyên nhân lớn.
Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về sử dụng đồ uống có cồn. Không hiếm để bắt gặp những hình ảnh người trẻ uống rượu bia tại những quán xá, nhà hàng, hè phố.
-
Abbott kết nối công nghệ và lòng nhân ái qua trải nghiệm hiến máu độc đáo -
Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật, giảm biến chứng nguy hiểm -
Tin mới y tế ngày 7/7: Hà Nội đặt mục tiêu nâng thể chất, trí tuệ và tầm vóc người dân Thủ đô -
Quy định mới về đánh giá thực hành tốt sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc -
Đã có vắc-xin não mô cầu thế hệ mới bảo vệ người cao tuổi và trẻ nhỏ -
Mỹ phẩm giả - hiểm họa giấu mặt -
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City