
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Một tuyến đường tại TP. Điện Biên Phủ. |
UBND tỉnh Điện Biên vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự án xây dựng cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1 (TP. Điện Biên Phủ - nút giao Km15+800/Quốc lộ 279).
Theo đó, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị Thủ tướng xem xét, giao UBND tỉnh Điện Biên là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án xây dựng cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang, giai đoạn 1 (TP. Điện Biên Phủ - nút giao Km15+800/Quốc lộ 279), theo phương thức (PPP, loại hợp đồng BTL.
Dự án xây dựng cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang, giai đoạn 1 (TP. Điện Biên Phủ - nút giao Km15+800/Quốc lộ 279) có tổng chiều dài 50Km (gồm 45 km tuyến chính và 5 km đoạn kết nối vào Quốc lộ 279 để đảm bảo việc vận hành, kết nối khai thác).
Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012, trong giai đoạn 1 sẽ triển khai xây dựng tuyến đường tốc độ cao, được thiết kế với yếu tố bình đồ, trắc dọc cơ bản theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012, các yếu tố còn lại phân kỳ đầu tư theo quy mô đường cấp III miền núi, có mặt cắt ngang 2 làn xe, bề rộng nền đường rộng 9m, trên tuyến dự kiến 2 vị trí xây dựng hầm. Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ hoàn thiện quy mô 4 làn xe theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 8.177 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay), trong đó chi phí xây dựng 5.900 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư 1.269 tỷ đồng; phần vốn huy động khác khoảng 2.989 tỷ đồng, dự kiến huy động từ nhiều nguồn như: ngân hàng, các nhà đầu tư có lợi ích liên quan như bất động sản, khu công nghiệp, dịch vụ...thông qua hợp đồng hợp tác BCC.
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết là địa phương đã xây dựng kế hoạch huy động phần vốn Ngân sách nhà nước từ các dự án đầu tư phát triển đô thị tạo nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện dự án.
UBND tỉnh Điện Biên lên kế hoạch hoàn thành các thủ tục đề xuất dự án, trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 12/2022; hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế trong tháng 7/2023; hoàn thành công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 11/2023; khởi công xây dựng vào tháng 12/2023; hoàn thành đưa vào khai thác vận hành trong tháng 6/2026.
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới