-
NovaWorld Phan Thiet chinh phục dàn nam vương Mr World từ nơi ăn, chốn ở, chỗ chơi -
Việc dạy thêm của giáo viên được quy định ra sao? -
“Luật Nhà giáo khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo” -
Boehringer Ingelheim Việt Nam ghi dấu ấn tại Saigon Times CSR 2024 với các dự án hỗ trợ cộng đồng thiết thực -
Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt hướng đến giảm tác động có hại của thuốc lá, rượu bia và nước ngọt
Một trong số những nội dung nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ các đại biểu quốc hội cho dự thảo Luật Nhà giáo trong cuộc họp sáng nay 20/11 là sự bất cập trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo.
Thực tế thời gian qua, nhiều địa phương không tuyển được giáo viên và không thể tổ chức dạy một số môn học. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát nội dung này. Lý do được nêu là cơ quan chuyên môn (Sở, Phòng GD&ĐT) không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không thể chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.
Nêu ý kiến về nội dung này, đại biểu Trần Văn Thức, đoàn Thanh Hoá chia sẻ, từ thực tiễn kinh nghiệm quản lý trong ngành Giáo dục, ông nhận thấy thực trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ, đặc biệt là đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ngày càng trầm trọng. Trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan quản lý giáo dục thiếu vai trò chủ trì nên không thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên.
Đại biểu Trần Văn Thức (Thanh Hóa) góp ý tại Hội trường |
Việc tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo quy định chung về tuyển dụng viên chức. Tuy nhiên, quy định chung về tuyển dụng viên chức chưa thực sự phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của nhà giáo. Ví dụ, việc làm bài thi về kiến thức chung chưa gắn liền với yêu cầu hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; điều kiện đăng ký dự tuyển còn chưa tính đến các yếu tố đặc thù của nhà giáo…
“Do vậy, tôi hết sức đồng tình và thống nhất cao với việc dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao; các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyển dụng nhà giáo. Đây chính là quy định rất quan trọng có thể tháo gỡ ngay những vấn đề khó khăn nhất và ngày càng trầm trọng về thừa - thiếu giáo viên từ nhiều năm nay ở nhiều địa phương”, đại biểu Trần Văn Thức nói.
Cũng quan tâm tới quy định về tuyển dụng nhà giáo, đại biểu Tô Văn Tám tán thành việc dự thảo Luật đã trao quyền tuyển dụng nhà giáo cho cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tuyển dụng hoặc phân cấp, ủy quyền hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng tại điểm a, b khoản 2 Điều 16.
Đại biểu cho rằng, việc trao quyền như vậy sẽ tạo cơ sở cho cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tuyển dụng nhà giáo đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục cũng như chủ động trong điều phối biên chế, điều phối nhà giáo của ngành giáo dục. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần giải thích rõ thế nào là "người có trình độ cao", "người có tài năng" tại điểm a khoản 3 về các trường hợp đặc cách ưu tiên để dễ thực hiện khi tuyển dụng, bảo đảm tính khả thi của quy định.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh, đoàn Đồng Nai đồng thuận với những nội dung đưa ra trong dự án Luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tại điểm b, khoản 1, Điều 16, việc tuyển dụng nhà giáo thì phương thức tuyển dụng là thông qua xét tuyển và thi tuyển. Trong đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, không cần thiết phải thực hành sư phạm. Tuy nhiên, theo đại biểu Đỗ Huy Khánh, đây là một ngành đặc thù nên cần có quy định đặc thù, cần có thực hành sư phạm để có đầy đủ kỹ năng của một giáo viên đứng lên bục giảng.
Đại biểu Trần Văn Sáu cho rằng, nên phân cấp cho ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng giáo viên |
Đồng tình với quan điểm trên, Đại biểu Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nên phân cấp cho ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, bởi cùng trong ngành sẽ dễ dàng nắm được trình độ, năng lực để thuận lợi tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc làm này sẽ góp phần giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, khiến quy trình tuyển dụng nhà giáo bị lâu và chậm như hiện nay.
Đại biểu Trần Văn Sáu cho hay, thực chất hiện nay việc tuyển dụng nhà giáo cũng là do ngành Giáo dục đề xuất, chuyển cho ngành Nội vụ. Hơn nữa, ngành Giáo dục đang chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục đào tạo của mình, vì vậy, chúng ta nên để cho ngành Giáo dục có được vị thế và quyền hạn trong tuyển dụng nhân lực, để nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm, tránh việc ngành này chịu trách nhiệm nhưng ngành khác lại được quyền tuyển dụng, bổ nhiệm về nhân lực.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) cho rằng, ngành Giáo dục được quyền chủ động tuyển dụng giáo viên mang lại tác động tích cực |
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) đánh giá, việc ngành Giáo dục được quyền chủ động tuyển dụng, sử dụng nhà giáo sẽ mang lại tác động tích cực khi có thể tuyển dụng được đội ngũ giáo viên chất lượng hơn, đúng người, đúng việc.
Bởi cùng trong ngành sẽ hiểu được rõ hơn về công việc, nơi nào thiếu thì bổ sung, nơi nào dư thì luân chuyển, thuận tiện hơn trong công tác bố trí nhân sự, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa.
-
Việc dạy thêm của giáo viên được quy định ra sao? -
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ -
“Luật Nhà giáo khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo” -
Boehringer Ingelheim Việt Nam ghi dấu ấn tại Saigon Times CSR 2024 với các dự án hỗ trợ cộng đồng thiết thực
-
Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo -
Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt hướng đến giảm tác động có hại của thuốc lá, rượu bia và nước ngọt -
Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến "Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" -
Lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 -
Hào hứng trong vai “luật sư”, học sinh THPT say mê môn Giáo dục kinh tế pháp luật -
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 35 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh -
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề lớn trong giáo dục
-
1 Làm rõ đề xuất nạo vét luồng đoạn ngã ba sông Hậu - rạch Cần Thơ của Novaland -
2 Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Bấm nút không ngập ngừng -
3 Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 1: Kỳ vọng trở lại đường ray phát triển -
4 Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/11
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"
- Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết